Nhím là loài gặm nhấm, sống hoang dã ở một số nước như Nepan, Miến Điện, Thailan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia… Ở nước ta, gần như nơi nào cũng có nhím sinh sông, chúng sống thành từng đàn có 3, 4 con.
Nhím đực mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái, dưới háng có hai dịch hoàn và nhô ra phía trước bụng, cách lỗ hậu môn khoảng 4-5cm. Nhím đực tính tình hung dữ hơn, hay sừng lông, đạp chân phành phạch, vừa cắn vừa đánh lông tấn công đối phương.
Nhím ăn các loại rễ cây, mầm cây, rau, củ, quả ngọt bùi đắng chát…Ít khi uống nước vì nhím ăn nhiều rau, quả… và đặt biệt là các loại cây có bài thuốc trị về những vấn đề rối loạn đường ruột, vì vậy bao tử nhím được xem là một trong những bộ phận khá đặc biệt đối với loài nhím.
Nhím ít khi bị nhiễm bệnh, bệnh thường gặp ở nhím là bệnh ký sinh trùng ngoài da do vecắn gây nên ghẻ lở và bệnh đường ruột…
Nhím trưởng thành sau khoảng 8 – 10 tháng, đạt trọng lượng trung bình 8 – 10 kg/convà bắt đầu sinh sản. Nhím cái động dục 1 – 2 ngày và cho nhím đực phối giống suốt ngày lẫn đêm. Thời gian có thai khoảng ba tháng thì đẻ, mỗi lứa từ 1 – 3 con, thường là 2 con. Nhím thường đẻ vào ban đêm. Đặc biệt nhím mẹ không chỉ cho con mình đẻ ra bú mà còn cho những con không phải mình đẻ ra bú bình thường. Nhím mẹ sau khi đẻ 3 ngày là động dục và cho phối giống cho chu kỳ sinh sản tiếp theo.
Nhím được nuôi để làm thực phẩm (lấy thịt, bao tử nhím là dược liệu quí dùng ngâm rượu thuốc chữa đau dạ dày…). Nhím còn được nuôi để lấy lông (lông nhím dùng làm đồ trang sức…).