Kỹ thuật nuôi cá lăng chấm thương phẩm

Cá Lăng chấm là loài cá quý hiếm hoang dã, phân bố trên hệ thống sông Hồng. Thịt cá thơm ngon, không có xương dăm và được coi là một trong những đặc sản hàng đầu của miền Bắc.Có 2 hình thức nuôi cá một là nuôi đơn ,hai là nuôi ghép cá với một số giống cá khác.Sau đây tôi xin giới thiệu đến bà côn nông dân hai hình thức nuôi trên:
1.   Nuôi đơn

Điều kiện và chuẩn bị ao nuôi:


Bờ ao có thể là bờ đất hoặc được xây kè kiên cố bằng gạch hoặc bê tông.
Ao nuôi có diện tích từ 500 – 2000m2, độ sâu mức nước từ 1,2 – 1,5m.
Đáy ao tốt nhất là đất thịt pha cát, độ dày bùn đáy không quá 20cm, pH từ 6,5 – 8 là thích hợp. Màu nước ao đảm bảo luôn có màu xanh nõn chuối và độ trong ổn định từ 20 – 30cm.
Nếu đáy ao có chất chua phèn thì lượng vôi tẩy ao tăng lên 15 – 25kg/100m2 để ổn định pH môi trường nước.
-Vị trí xây dựng ao:
Bà con ông dân enn xây ao ở khu vực thuận tiện về nước (hồ chứa thủy nông ) để thay nước đễ dàng cho ao nuôi

Trước khi sử dụng, tiến hành tát cạn ao, dùng vôi bột tẩy ao với lượng 7- 10kg/100m2 ao. Phơi đáy ao 2 – 3 ngày sau đó lấy nước đủ vào ao.

– Thả cá giống:
Cá giống được thả vào sáng sớm hoặc chiều mát khi nhiệt độ nước thấp hơn 300C.
Tiêu chuẩn cá giống: Cá giống khỏe mạnh, không bị bệnh tật, không bị dị hình, cá có màu ghi sẫm. Khối lượng cá giống trung bình khoảng 10 – 20g/con.

-Mùa vụ thả: +Với cá giống lưu từ năm trước, thả giống nuôi vào tháng 3 – 4.

Với cá giống sản xuất trong năm, thả giống nuôi vào tháng 9 – 10.
Mật độ thả từ 1 – 1,5con/m2. Cá giống đưa vào thả phải khoẻ mạnh, bơi lội hoạt bát, đúng quy cỡ và phù hợp với từng điều kiện ao nuôi cũng như thời gian nuôi.
Trước khi thả cá có thể dùng một số lượng nhỏ cá để thử độ an toàn của nước, nếu sau 30 phút cá vẫn hoạt động bình thường mới tiến hành thả cá.
Cá trước khi thả nên được tắm qua nước muối ăn (NaCl) nồng độ 3% để phòng bệnh. Khi thả bà con cần chú ý cân  bằng môi trường nước nước tránh cá bị sốc

Quản lý, chăm sóc:
Thức ăn: Có 2 loại là thức ăn tươi sống và thức ăn chế biến.

Thức ăn chế biến của cá lăng chấm được phối trộn theo tỉ lệ như sau: Bột cá ( 55.6%)+ Đỗ tương ( 28.8%)+ Bột mì ( 7.1%)+ Cám gạo (5%)+ Dầu cá ( 1.5%)+ Vi lượng Vitamin( 2%).

– Cách chế biến thức ăn

Nếu cho ăn riêng thức ăn chế biến và thức ăn tươi sống

Đối với thức ăn là cá: Mổ bụng cá bỏ ruột, chặt nhỏ vừa cỡ miệng cá.

Đối với thức ăn chế biến: Nguyên liệu phải được nghiền thành bột, trộn đều, cho thêm nước đủ độ ẩm và ép thành viên. Sau đó, sấy khô để bảo quản cho cá ăn dần.

Nếu phối trộn thức ăn chế biến với thức ăn tươi sống

Tỷ lệ về khối lượng giữa cá nghiền và các nguyên liệu còn lại là 1/1. Dùng máy ép hỗn hợp thành viên thức ăn cỡ 3 – 4mm sau đó nắm lại thành từng nắm có khối lượng 200 – 300g/nắm.

– Cách cho ăn

Nếu cho ăn riêng rẽ thức ăn chế biến và thức ăn tươi sống: Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần vào 8h và 16h. Buổi sáng cho cá ăn thức ăn tươi sống, buổi chiều cho cá ăn thức ăn viên chế biến. Tỷ lệ khối lượng giữa thức ăn chế biến và thức ăn tươi sống là 1/1.

Nếu cho ăn thức ăn phối trộn: Cho cá ăn 1 lần vào 8h sáng.

– Lượng thức ăn: Khối lượng thức ăn dựa vào khối lượng của cá.

Trọng lượng trung bình                             Lượng thức ăn
của cá trong ao (g/con)            (tính bằng % trọng lượng cá trong ao)

20 – 150                                                  4,0 – 5,0
150 – 300                                                3,5 – 4,0
300 – 600                                                3,0 – 3,5
> 600                                                      2,5 – 3

Chú ý:

Trong thời gian mùa đông và đầu mùa xuân giảm lượng thức ăn còn khoảng 40 – 70% so với bình thường, do nhiệt độ nước xuống thấp cá ăn kém đi.

Trong ao nên đặt các sàng để kiểm tra thức ăn. Cứ 1000 m2 đặt 2 sàng. Sàng có diện tích 1m2 được đặt cách đáy ao 10 – 20 cm
Thức ăn nuôi đơn cá Lăng chấm thương phẩm là thức ăn chế biến kết hợp với cá thái nhỏ.
Thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, không ôi thiu,Bà con nên trộn thêm vitamin C vào để tăng sức đề kháng cho cá
Định kỳ 1lần/tháng kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá để có kế hoạch điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.
Lắp đặt 2 máy quạt nước hoạt động từ 1- 3h/ngày, tùy từng thời điểm và từng nghiệm thức nuôi. Giữ mức nước trong ao ổn định từ 1,2 – 1,3m, vào     mùa đông có thể tăng mức nước lên 1,8 – 2m để giữ ấm cho cá. Định kỳ 2 – 4 lần/tháng cấp nước mới cho ao, mỗi lần thay từ 20 -30cm nước hoặc 1- 2 lần/tháng thay nước mới cho ao, mỗi lần thay khoảng 1/3 lượng nước ao để cải thiện môi trường nước.
Thường xuyên kiểm tra ao để phát hiện kịp thời các hiện tượng như: Cá nổi đầu, nước ao bạc màu, cống hư hỏng… để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ đàn cá.

– Thu hoạch:
Trước khi thu hoạch 1 ngày phải ngừng cho cá ăn. Tiến hành thu hoạch cá vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Dụng cụ thu hoạch, vận chuyển cá phải đầy đủ và quá trình thu hoạch phải tiến hành nhanh, tránh hiện tượng cá chết, làm giảm giá trị thương phẩm.
Cá sau 2-3 năm có thể tiến hành thu hoạch. Nếu áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nuôi, cá lăng chấm thương phẩm có thể đạt những kết quả như sau: Tỉ lệ sống của cá khi thu hoạch > 80%. Cỡ cá trung bình khi thu hoạch >1.2- 1.5kg/con. Năng suất bình quân sau 2 năm nuôi: 8-10 tấn/ ha Hệ số thức ăn: 7-8 (Tức là để thu được 1 kg cá lăng thương phẩm cần 7 – 8 kg thức ăn).

– Phòng bệnh:
Thường xuyên treo túi vôi bột cạnh sàn cho ăn với lượng 2 – 4kg/túi/sàn.

Cho cá ăn đủ thành phần dinh dưỡng, bổ sung thêm vitamin và khoáng vào thức ăn để tăng sức đề kháng của cá.

Thay nước thường xuyên trong ao để đảm bảo chất lượng nước trong ao tốt.

Khi cá có dấu hiệu ăn ít hoặc bỏ ăn, chết rải rác trong ao thì cần phân tích mẫu cá để có biện pháp trị bệnh kịp thời.
Định kỳ 1 lần/tháng dùng chế phẩm D.EM với liều lượng 1lít/2000m3 để cải thiện chất lượng nước và 1- 2 lần /tháng bón vôi với lượng 1 – 2 kg/100m2 ao nhằm diệt khuẩn và phòng bệnh cho cá.
Vào mùa đông, công tác phòng bệnh cho cá cần được tăng cường để tránh các bệnh do nấm và ký sinh trùng gây hại trên cá.

2. Nuôi ghép

– Điều kiện và chuẩn bị ao nuôi:
Ao nuôi ghép cá Lăng chấm thương phẩm có diện tích 500 – 2000m2, độ sâu mức nước từ 1,2 – 1,5m.
Đáy ao tốt nhất là đất thịt pha cát, độ dày bùn đáy không quá 20cm, pH từ 6,5 – 8 là thích hợp.
Màu nước ao đảm bảo luôn có màu xanh nõn chuối và độ trong ổn định từ 20 – 30cm. C
ác điều kiện ao nuôi và công tác chuẩn bị ao được tiến hành giống như đối với ao nuôi đơn cá Lăng chấm thương phẩm.

– Thả cá giống:
Cá giống được thả vào sáng sớm hoặc chiều mát khi nhiệt độ nước thấp hơn 300C.
Cá giống đưa vào thả phải khoẻ mạnh, bơi lội hoạt bát, đúng quy cỡ và phù hợp với từng điều kiện ao nuôi cũng như thời gian nuôi.
Phương pháp thả cá giống ao nuôi ghép tương tự như trong ao nuôi đơn. Mật độ thả từ 2 – 2,5 con/m2 tùy vào thành phần cá thả ghép trong ao.
Thành phần cá thả ghép trong ao có thể bao gồm: Trắm cỏ, chép, trôi, mè… không nên thả ghép cá Lăng chấm với các loài cá có cùng đặc điểm dinh dưỡng như: Chim trắng, lóc bông để tránh gây ra hiện tượng cạnh tranh thức ăn giữa các loài cá và không tận dụng hết lượng thức ăn tự nhiên trong ao.
Tỷ lệ cá Lăng chấm thả ghép là từ 20 – 50% tùy vào từng điều kiện cụ thể.

Quản lý, chăm sóc:
Thức ăn nuôi ghép cá Lăng chấm thương phẩm là cá tạp, tỉ lệ thức ăn tùy thuộc vào tỉ lệ cá thả ghép.
Lượng thức ăn từ 3 – 5% khối lượng cá trong ao. Vì trong ao còn nuôi ghép các loại cá khác, nên thức ăn cho cá ăn bổ sung thêm các loại như: bột ngũ cốc, bột cá, bột tôm, cua, ốc, phế thải lò mổ… tùy thuộc vào tỉ lệ thả ghép và đặc điểm dinh dưỡng của từng loài cá.
Trong quá trình nuôi, để gia tăng cơ sở thức ăn tự nhiên định kỳ 1lần/tuần bón bổ sung phân chuồng (5 – 15kg/100m2), phân xanh (10 – 20kg/100m2) và phân vô cơ (0,1 – 0,3kg/100m2, tỉ lệ đạm:lân là 2:1), liều lượng tùy vào điều kiện cụ thể từng ao.

Công tác quản lý ao nuôi ghép cá Lăng chấm cần được thực hiện chặt chẽ và thường xuyên.
Cần phải hiểu rõ được đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của từng loài cá thả ghép trong ao để có những biện pháp quản lý phù hợp. Các biện pháp quản lý khác thực hiện như trong ao nuôi đơn.

– Thu hoạch:
Tuỳ vào nhu cầu và điều kiện cụ thể của từng ao nuôi ghép để tiến hành thu hoạch các loài cá ở các kích cỡ thương phẩm khác nhau.
Đối với cá Lăng chấm, do phải nuôi ghép từ 2 năm trở lên cá mới đạt được kích cỡ thương phẩm (trên  1kg), nên khi các loài cá khác nuôi ghép trong ao đã đạt kích cỡ thương phẩm ta có thể tiến hành thu hoạch trước, sau đó thả bù để nuôi tiếp và thu hoạch trong năm sau.
Trước khi thu hoạch 1 ngày phải ngừng cho cá ăn. Công tác thu hoạch cá nuôi ghép được thực hiện như trong ao nuôi đơn.

– Phòng bệnh:
Định kỳ 1- 2 lần/tháng bón vôi với lượng 1 – 2 kg/100m2 ao nhằm diệt khuẩn và phòng bệnh cho cá.
Vào mùa đông, công tác phòng bệnh cho cá cần được tăng cường để tránh các bệnh do nấm và ký sinh trùng gây hại trên cá.

KL: Bài viết trên dây có được chỉnh sửa và góp nhặt kinh nghiệm từ các trang web khác ,hi vọng bà con đáp ứng được nhu cầu của bà con nông dân đang có dự định nuôi cá lăng thương phẩm.

Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *