Bào ngư có vỏ tầng thân phát triển lấn tầng xoắn ốc, khiến toàn thân bào ngư nom như một khối dẹt.[3] Từ mép vỏ gần miệng có khoảng 7-9 gờ, xoắn tạo thành các lỗ (lý do tên gọi ốc cửu khổng) để thở với sự thoát nước từ mang.
Vỏ bào ngư phía ngoài có nhiều vân tím, nâu, xanh xen kẽ nhau, phụ thuộc vào từng loài thích nghi với môi trường sống riêng có; mặt trong có lớp xà cừ óng ánh. Vỏ rất cứng làm chủ yếu từ canxi cacbonat gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau, có tác dụng phân tán lực khi bào ngư bị tấn công.
Chân bào ngư rộng, có cơ bám chắc vào đá đáy biển, giúp cho nó có thể sống được ở các vùng nước chảy mạnh.
Thịt bào ngư là một nguyên liệu làm các món đặc hải sản; vỏ làm đồ mỹ nghệ.
Thịt bào ngư là một khối cứng giòn, có mùi thơm ngon và rất bổ dưỡng, có tác dụng trong việc tăng khí, hạ nhiệt, bổ thận, chống suy nhược cơ thể. Bên cạnh đó còn có tác dụng bổ mắt, tráng dương, tăng cường sinh lực cho phái mạnh.
Bào ngư ăn tươi hay phơi khô để dùng đều rất ngon miệng. Nổi tiếng nhất là cháo bào ngư. Món ăn không mất nhiều thời gian để chế biến nhưng rất ngon miệng và bổ dưỡng.