Bạn đang xem bài viết Cá Tỳ Bà Bướm – Đặc điểm sinh thái về cá tỳ bà bướm tại Mua Bán Thuỷ Sản bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cá tỳ bà bướm hổ có nét hoa văn đẹp, tuy nhiên khá là khó nuôi, chúng đòi hỏi nhu cầu oxy cao và nước phải luôn trong sạch. Cá Tỳ Bà Bướm được ưa chuộng bởi vẻ ngoài độc đáo với thân hình thon dài, màu sắc sặc sỡ và khả năng thích nghi tốt với môi trường sống. Dưới đây là một số thông tin về cá tỳ bà bướm hổ.

Giới thiệu thông tin Cá tỳ bà bướm hổ

Tên khoa học: Sewellia lineolata (Valenciennes, 1846)

Chi tiết phân loại:

  • Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép)
  • Họ: Balitoridae (họ cá chạch vây bằng)
  • Tên đồng danh: Balitora lineolata Valenciennes, 1846
  • Tên tiếng Việt khác: Cá Bám đá hổ; Cá Bướm hổ; Cá Bướm bầu; Cá Tỳ bà suối; Cá Tỳ bà đàn; Cá Chạch bám; Cá Đép
  • Tên tiếng Anh khác: Tiger hillstream loach; Reticulated hillstream loach; Butterfly pleco
Cá Tỳ Bà Bướm

Cá Tỳ Bà Bướm

Nguồn gốc: Nguồn cá khai thác trong tự nhiên, xuất khẩu từ năm 2004, đã và đang thu hút sự quan tâm của thị trường thế giới.

  • Tên Tiếng Anh: Butterfly loach; Gold ring butterfly sucker
  • Tên Tiếng Việt: Cá Tỳ bà bướm hổ
  • Nguồn cá:Tự nhiên bản địa

Đặc điểm sinh học Cá tỳ bà bướm hổ

  • Phân bố:Một số vùng ở Việt Nam, Lào, Campuchia …
  • Chiều dài cá (cm):5,7
  • Nhiệt độ nước (C):22 – 27
  • Độ cứng nước (dH):5 – 12
  • Độ pH:6,0 – 7,5
  • Tính ăn:Ăn tạp
  • Hình thức sinh sản:Đẻ trứng
Đặc điểm sinh học Cá tỳ bà bướm hổ

Đặc điểm sinh học Cá tỳ bà bướm hổ

Chi tiết đặc điểm sinh học:

  • Phân bố: Thượng nguồn các sông ở nam trung bộ Việt Nam từ Huế đến Bình Định (sông Hương, Thu Bồn, Trà Khúc, Vệ, An Lão …) và khu vực Lào, Campuchia giáp với miền trung Việt Nam.
  • Cá tỳ bà bướm hổ sống ở tầng đáy
  • Sinh sản: Cá đẻ trứng, hiện mới sinh sản ở mức độ thử nghiệm

Kỹ thuật nuôi Cá tỳ bà bướm hổ

  • Thể tích bể nuôi (L):80 (L)
  • Hình thức nuôi:Ghép
  • Nuôi trong hồ rong:Không
  • Yêu cầu ánh sáng:Mạnh
  • Yêu cầu lọc nước:Nhiều
  • Yêu cầu sục khí:Nhiều

Cá Tỳ Bà Bướm - Đặc điểm sinh thái về cá tỳ bà bướm 2

Chi tiết kỹ thuật nuôi:

  • Chiều dài bể: 80 cm
  • Thiết kế bể: Cá thích hợp trong bể có nền đáy sỏi và bố trí nhiều đá cuội nhẵn bóng để cá bám vào. Bể cần có nhiều ánh sáng, dòng chảy và sục khí mạnh mô phỏng môi trường tự nhiên cá sống trên các tảng đá nơi nước chảy xiết.
  • Cá tỳ bà bướm được ưu chuộng nuôi chung với tất cả các loài cá, đặc biệt dân chơi cá dĩa rất thích chọn loại này nuôi chung với cá dĩa, bởi cá tỳ bà không mút nhớt cá dĩa như cá lau kiếng loại thông thường.
  • Chăm sóc: Cá có nhu cầu ôxy cao, cần nguồn nước trong, sạch.
  • Thức ăn: Cá ăn rêu và tảo bám trên đá, cần chiếu sáng mạnh để tảo đáy phát triển, hay bố trí hồ lộ thiên gây nuôi tảo bám trên đá để chuyển cho cá ăn. Cá cũng ăn thức ăn viên dạng chìm, trùng chỉ …

Xem thêm: Cá Tư Vân – Thông tin về Cá tư vân

Thị trường mua bán, giá bán Cá tỳ bà bướm hổ

  • Giá trung bình (VND/con): 10.000
  • Giá bán min – max (VND/con): 5.000 – 20.000
  • Mức độ ưa chuộng: Trung bình
  • Mức độ phổ biến: Ít

Kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến cá tỳ bà bướm hổ do Mua Bán Thuỷ Sản đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cá Tỳ Bà Bướm là loài cá cảnh được ưa chuộng bởi vẻ ngoài độc đáo và khả năng thích nghi tốt với môi trường sống. Chúng tương đối dễ nuôi và thích hợp với nhiều loại bể cá khác nhau. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về loại cá này nhé!

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cá Tỳ Bà Bướm – Đặc điểm sinh thái về cá tỳ bà bướm tại Mua Bán Thuỷ Sản bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.