Bạn đang xem bài viết Cá Nàng Hai – Đặc điểm sinh học của cá nàng hai tại Mua Bán Thuỷ Sản bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cá nàng hai chính là cá thác lác được nuôi sinh sản phổ biến ở Việt Nam, đây vốn là dòng cá nuôi thương phẩm, sau này được lai được ra nhiều dòng khá đẹp và được dân chơi cá cảnh chọn làm cá cảnh. Dưới đây là một số thông tin về cá nàng hai.
Giới thiệu thông tin chung về cá nàng hai, cá thác lác
Tên khoa học: Chitala ornata (Gray, 1831)
Chi tiết phân loại:
- Bộ: Osteoglossiformes (bộ cá thát lác)
- Họ: Notopteridae (họ cá thát lác)
- Tên đồng danh: Notopterus ornatus Gray, 1831
- Tên tiếng Việt khác: Cá Còm
- Tên tiếng Anh khác: Clown knifefish; Silver clown knife
Nguồn gốc: Cá đã được sản xuất giống nhân tạo ở các trại cá cảnh tại TP.HCM từ năm 1994. Hiện nguồn cá vẫn còn khai thác tự nhiên song song với sản xuất giống nhân tạo, mùa vụ khai thác từ tháng 7 đến tháng 11 trên hệ thống sông Cửu Long, sản lượng đánh bắt thấp.
- Tên Tiếng Anh: Clown featherback
- Tên Tiếng Việt: Cá Nàng hai; Cá Thát lát hoa; cá đô la
- Nguồn cá:Sản xuất nội địa
Đặc điểm sinh học cá nàng hai, cá thát lác
- Phân bố: Một số nước lưu vực sông Mêkông …
- Chiều dài cá (cm): 80 – 100
- Nhiệt độ nước (C): 24 – 28
- Độ cứng nước (dH): 2 – 10
- Độ pH: 6,0 – 7,0
- Tính ăn: Ăn động vật
- Hình thức sinh sản: Đẻ trứng
Chi tiết đặc điểm sinh học:
- Phân bố: Lưu vực sông Mêkông thuộc Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam
- Tầng nước ở: Giữa – đáy.
- Sinh sản: Cá cái đẻ trứng dính trên giá thể (gạch tàu, chậu gốm, rong thủy sinh …), mỗi lần đẻ khoảng 80 – 120 trứng. Cá đực bảo vệ và chăm sóc trứng. Trứng nở sau 5 – 7 ngày. Cá con ăn ấu trùng artemia sau 2 – 3 ngày.
Kỹ thuật nuôi cá nàng hai, cá thát lác
- Thể tích bể nuôi (L): 350 (L)
- Hình thức nuôi: Đơn hoặc ghép với 1 số loại cá hiền hòa
- Nuôi trong hồ rong: Có
- Yêu cầu ánh sáng: Vừa
- Yêu cầu lọc nước: Trung bình
- Yêu cầu sục khí: Trung bình
Chi tiết kỹ thuật nuôi:
- Chiều dài bể: 120 – 150 cm.
- Thiết kế bể: cá nàng hai bơi nhẹ nhàng, cần cỡ bể kính vừa phải so với kích thước cá. Cá thích hợp môi trường yên tĩnh, ánh sáng nhẹ, có nhiều cây thủy sinh và nơi ẩn nấp. Cá hoạt động nhiều về đêm.
- Chăm sóc: Cá sống nước ngọt nhưng thích hợp độ mặn 3 – 6 %o Ở độ mặn này cá khỏe, cường độ bắt mồi cao và màu sắc đẹp (L.T.T. Muốn và N.K.D. Thu, 1997). Cá chịu được môi trường thiếu ôxy nhờ có cơ quan thở khí trời.
- Cho ăn: Là cá ăn động vật, thích bắt mồi di động như cá con, tép, côn trùng. Thức ăn viên nên dùng dạng chìm.
Xem thêm: Cá Mắt Ngọc – Đặc điểm sinh học của cá mắt ngọc
Thị trường mua bán, giá bán cá nàng hai, cá thát lác
- Giá trung bình (VND/con):40000
- Giá bán min – max (VND/con):20000 – 10000
- Mức độ ưa chuộng:Trung bình
- Mức độ phổ biến:Trung bình
Kết
Trên đây là những thông tin liên quan đến loại cá náng hai do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cá Nàng Hai là loài cá có giá trị kinh tế và ẩm thực cao, đồng thời cũng là một loài cá cảnh độc đáo với khả năng thích nghi mạnh mẽ. Việc nuôi cá Nàng Hai yêu cầu sự chăm sóc đặc biệt về môi trường sống và chế độ ăn để đảm bảo chúng phát triển khỏe mạnh. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về loại cá này nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cá Nàng Hai – Đặc điểm sinh học của cá nàng hai tại Mua Bán Thuỷ Sản bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.