Bạn đang xem bài viết Cá cánh buồm kim cương – Đặc điểm và kỹ thuật nuôi tại Mua Bán Thuỷ Sản bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cá cánh buồm kim cương có vãy màu tím bạc lấp lánh, lúc còn nhỏ thì màu sắc chúng chưa được rõ ràng, đến lúc trưởng thành những vãy kim cương lấp lánh sẽ hiện rõ cùng với vòng mắt đỏ cuốn hút người chơi cá thủy sinh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến loại cá này qua bài viết dưới đây nhé!

Thông Tin Chung Về Cá Cánh Buồm Kim Cương

Thông Tin Chung Về Cá Cánh Buồm Kim Cương

Thông Tin Chung Về Cá Cánh Buồm Kim Cương

  • Tên khoa học: Moenkhausia pittieri
  • Tên tiếng anh: Diamond Tetra
  • Tên tiếng việt: Cá cánh buồm kim cương ( Mr.Lân 2014)
  • Tên gọi khác: Diamond Characidae, Brillantsalmler, và Timanttitetra
  • Họ: Characidae – Tetra
  • Nguồn gốc: Được Eigenmann tìm thấy năm 1920 tại Nam Mỹ trong vùng nước của Hồ
  • Valencia, Rio Bue, Rio Tiquiriti, và Venezuela.
  • Kích thước tối đa: 6cm
  • Tuổi thọ trong môi trường nuôi nhân tạo: 3 – 6 năm
  • Nhiệt độ: 72.0 – 82.0° F (22.2 – 27.8° C)
  • PH: 6,6 – 7,0
  • Độ cứng: 2 – 15 dGH
  • Chế độ thay nước: 25 – 50% hàng tuần

Kinh Nghiệm Nuôi Thủy Sinh

Tính cách: cá cánh bườm kim cương hiền lành, có thể nuôi chung với các loại cá có cùng kích thước

Thức Ăn: Cá cánh buồm kim cương ăn tạp từ trùng chỉ, tim bò đông lạnh cho đến thức ăn viên, thực vật… Nên bổ sung thực vật như rau diếp… cho cá cánh buồm để tránh tình trạng chúng thèm khát có thể ăn cây thủy sinh trong bể.

Nuôi cá cánh buồm kim cương

Nuôi cá cánh buồm kim cương

Chế độ chăm sóc và thiết kế bể: Bể chứa ít nhất 15 lít nước, trong bể cần trang trí nhiều cây thủy sinh với cường độ ánh sáng nhẹ thì chúng mới phát huy hết được màu sắc. Tetra kim cương thích hợp với bể biotop có trải nền cát, gốc lũa và lá khô như trong môi trường thiên nhiên tại Amazon.

(Lưu ý các lá cây cần được loại bỏ và thay thế mỗi tuần)

Phân Biệt Giới Tính

Cá cánh buồm kim cương

Cá cánh buồm kim cương

Cá trống thường nhỏ hơn cá mái

Vây lưng của cá trống dài, nhọn và có hình lưỡi liềm. Còn cá mái thân hình tròn trong khi đó cá trống mãnh mai hơn.

Cá cánh buồm kim cương sinh sản ở mức khá dễ, tuy nhiên cần để cho chúng tự bắt cặp và cặp trống mái cần cùng độ tuổi và kích thước ( nếu không tỷ lệ thất bại sẽ rất cao)

Độ cứng sinh sản: GH= 4 hoặc thấp hơn tí

Xem thêm: Cá cánh buồm – Thông tin và kỹ thuật nuôi cá cánh buồm

Kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến cá cánh buồm kim cương do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cá Cánh Buồm Kim Cương là loài cá cảnh đẹp và dễ nuôi, phù hợp với cả người mới chơi cá cảnh. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đay sẽ đem lại cho các bạn những thông tin cần thiết nhé!

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cá cánh buồm kim cương – Đặc điểm và kỹ thuật nuôi tại Mua Bán Thuỷ Sản bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.