I.Giới thiệu loài Tê Tê:
Tê tê còn gọi là con trút(người Ba Na ở Tây Nguyên gọi là Prên pui):là loài động vật có vú, đẻ con và nuôi con bằng sữa. Tê tê có thân dài, chân ngắn và thấp, đầu nhỏ nhọn, đuôi rất dài. Phần trên lưng, từ mũi đến đuôi có phủ một lớp vảy hình vỏ.Da bụng tê tê trắng mềm. Loài tê tê đuôi dài leo cây rất giỏi, sống trên cây và ngủ trong các hốc cây rỗng, khi tê tê ngủ hoặc muốn tự vệ, có cuộn mình lại, ở phần dưới của mút đuôi có một mấu thịt cài chặt vào một vảy ở lưng làm thành một cuộn tròn rất chắc và rất khó mở.
Thức ăn của tê tê : ăn kiến và mối là những loài côn trùng phá hoại gỗ và cây cối trong rừng
II.Xây chuồng tê tê
Đối với con dông nếu bạn muốn nuôi thì phải cải tạo môi trường nuôi cho phù hợp, vì dông sống và làm tổ trên đất cát, địa điểm chọn xây dựng chuồng nuôi dông phải cao ráo, thoát nước tốt thì có thể xây dựng chuồng để nuôi dông, chuồng nuôi dông phải có cây xanh, ánh nắng, cát… như môi trường tự nhiên. Xây tường rào xung quanh cao 1,2m, bên trên có viền tô láng khoảng 30cm để dông không bò ra ngoài. Đáy hồ được lót gạch, để chừa khe hở giữa các viên gạch từ 3 – 6cm cho nước rút, bên trên đổ cát dày 0,6 – 0,7m cho dông làm tổ, nếu trồng cây bên trong chuồng nuôi thì phải cách tường rào hơn 1m để tránh trường hợp dông nhảy ra ngoài.
III.Công dụng của tê tê
Ở Trung Quốc, thịt tê tê ninh nhừ, thêm muối, ăn để chữa bệnh viêm da dị ứng, phối hợp với xuyên khung và đương quy giúp tăng tiết sữa. Vảy, bộ phận dùng quý nhất của tê tê, là những mảnh dẹp phẳng, to nhỏ không đều, hình tam giác hoặc hình thuẫn, góc tròn, dày lên ở giữa, quanh mép mỏng. Mặt trên màu nâu xám hoặc đen hơi xanh, nhẵn bóng, có những đường vân dọc rất sít nhau và những đường vân ngang thưa hơn theo rìa mép. Mặt dưới màu nhạt hơn, không bóng, có một đường ngang hình cung hằn lên ở chính giữa. Chất cứng như sừng, hơi trong, khó bẻ gãy.
Dược liệu trên ít được dùng sống mà thường ngâm với nước vôi loãng (10 vôi tôi với 3 lít nước) rồi phơi khô, sau đó sao với cát cho phồng lên và vàng đều. Hoặc sao cát xong, khi vảy còn nóng, đổ ngay vào giấm với tỷ lệ 500 ml giấm cho 1kg vảy, khuấy đều, vớt ra, rửa lại bằng nước sạch, rồi phơi khô. Có khi còn đem vảy tẩm mỡ hoặc dầu ăn mà rán hoặc đốt vảy thành than tồn tính mà dùng.
Trong y học cổ truyền, vảy tê tê có tên thuốc là xuyên sơn giáp, vị mặn, mùi hơi tanh, tính hơi lạnh, không độc, vào 2 kinh can và vị, có tác dụng giải độc, tiêu viêm, giảm đau, sát khuẩn, giảm sốt, lợi sữa.
Hiện tại tê tê vẫn chưa được cho phép nuôi do chính sách bảo tồn tại Việt Nam.Vì vậy bài viết này chỉ mang tính chất cho mọi người tham khảo biết thêm về một loài động vật quý hiếm ở Việt Nam đang có nguy cơ tuyệt chủng cao được xếp vào sách đỏ Việt Nam .