Phòng, trị bệnh ở ba ba, rùa

Giỏ hàng 0
  • Chưa có sản phẩm

Phòng, trị bệnh ở ba ba, rùa

Phòng, trị bệnh ở ba ba, rùa

Ba ba đã trở thành một đối tượng nuôi phổ biến trên khắp cả nước ta, đem lại lợi nhuận lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho nhiều gia đình. Nuôi ba ba không cần đất rộng mà chỉ vài chục mét vuông, thậm chí xây bể trên tầng lầu cũng nuôi tốt.

Sức đề kháng của ba ba khá mạnh, trong quá trình nuôi, nói chung ít sinh bệnh nhưng nếu quản lý không tốt, sẽ vẫn bị bệnh. Vì vậy, việc phòng bệnh trong nuôi ba ba là khâu rất quan trọng.

Ba ba thường bị các loại vi trùng, vi rút, ký sinh trùng cảm nhiễm gây bệnh, nhất là khi trên thân bị các vết thương hoặc môi trường, thời tiết không thuận lợi, dinh dưỡng không đủ, khả năng trao đổi chất kém. Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến các loài vật là địch hại của ba ba như rắn, mèo...

Trong quá trình nuôi, nếu thấy ba ba kém ăn hoặc bỏ ăn, màu sắc da chuyển sang màu đen, gầy ốm, không bơi lội hoặc nổi lên trên mặt nước, phần diềm có màu hồng tím, không sợ người v.v... thì đó là những triệu chứng của bệng.

Để xác định bệnh của ba ba có thể dùng kính phóng đại kiểm tra, phần niêm dịch (nhớt) trên thân hoặc các bộ phận khác của chúng, kết hợp quan sát bằng mắt thường, rồi phân tích tổng hợp nhằm chẩn doán bệnh.

Bệnh đỏ cổ

Là một trong những bệnh thường gặp nhất.

  • Triệu chứng: Hoạt động chậm chạp, thỉnh thoảng nổi lên mặt nước, thường bò lên bờ bờ cỏ, đất bùn, không muốn ăn, cổ bị xung huyết sưng lên có màu đỏ, bụng cũng xung huyết có màu đỏ và có những khoảng loét đỏ... Gan, tỳ phù thũng, mồm mũi chảy máu, 2 mắt mờ nhìn không rõ.

Bệnh này rất nguy hiểm, truyền nhiễm rất nhanh, nguyên nhân do vi rút và nấm.

  • Phòng trị: dùng Oxytetracylin, Chloramphenicol trộn vào thức ăn, mỗi kg trộn 0,1-0,2 mg thuốc, cho ăn liên tục 10 ngày; dùng thuốc (dạng tiêm) tiêm vào bụng, mỗi kg ba ba tiêm trên 10 vạn đơn vị. Khi phát hiện có bệnh, không nên lấy nước có mùi amôniắc (NH3) cho vào ao nuôi, để phòng bệnh càng nặng hơn. Cách ly ba ba bệnh. Dùng vôi tẩy ao, thay nước mới sạch (trước khi thực hiện, bắt hết ba ba ra khỏi ao. Lấy gan, từ ba ba bị bệnh điều chế vắc xin tiêm cho ba ba lành để phòng bệnh.

Bệnh đốm trắng

Còn gọi là bệnh nấm lông hay bệnh lông trắng do nấm gây ra. Khi ba ba bị thương do xây xát, rất dễ cảm nhiễm bệnh này.

  • Triệu chứng: Bốn chân, diềm áo của ba ba có đốm lang trắng ngày một rộng ra, biểu bì bị hoại tử. Ba ba kém ăn, ngứa ngáy khó chịu bệnh này gây chết tương đối ita nhưng nếu bệnh phát sinh ở hầu thì làm cho ba ba khó thở và dễ dẫn đến chết. Đối với ba ba còn trong thời kỳ ngủ đông mà bệnh phát sinh thì có thể cũng dễ làm chúng chết. Đối với ba ba còn trong thới kỳ ngủ đông mà bệnh phát sinh thì có thế cũng dễ làm chúng chết. Bệnh này thường gặp quanh năm, nhưng nhiều nhất vào tháng 5 - 7.
  • Phòng trị: Dùng vôi tẩy ao triệt để. Cách ly con bệnh. Dùng thuốc mỡ Xanhmalachithoặc Tetracylin bôi lên chỗ bệnh. khi vận chuyển, thả bắt ba ba phải nhẹ nhàng, đừng để chúng bị xây xát.

Bệnh ghẻ lở ở cổ

Bệnh này do vi rút và nấm gây ra.

  • Triệu chứng: Cổ sưng phù và có vết lở ở cổ, có nấm thủy mi bám lên. Ba ba kém ăn, nhất là đối với ba ba con khi mắc bệnh chúng không ăn uống gì, cổ không thể cử động, toàn thân hoạt động chậm chạp. Nếu không điều trị kịp thời, vài ngày sau có thể chết. Bệnh này thường xảy ra quanh năm.
  • Phòng trị: Dùng nước muối nồng độ 5% tắm cho ba ba độ 1 giờ, sau đó dùng thuốc tím (KMnO4) bôi lên, liên tục điều trị 3 - 4 ngày, hiệu quả khá rõ. Dùng Xanhmalachit nồng độ 0,05% (thuốc này đã bị cấm sử dụng theo QĐ 20/2003/QĐ-BTS) tắm cho ba ba trong khoảng 10 phút, hoặc dùng Oxytetracylin bôi lên chỗ bị bệnh cũng trị được bệnh.

Bệnh thủy mi

Do loại nấm thủy mi kí sinh.

  • Triệu trứng: Ba ba bị bệnh toàn thân một lớp lông như lông tơ. Bệnh này không làm cho ba ba chết ngay, nhưng vì kém ăn nên dần dần suy yếu, nhất là thời kỳ ngủ đông, có thể dẫn đến chết hàng loạt.
  • Phòng trị: Dùng 2g ngũ bọi tử đun lấy 1 chén nước, ph vào 1m3 nước bình thường, vẩy xuống ao để phòng bệnh cho ba ba. Dùng Formali nồng độ 100ppm hoặc dùng 0,004% sô đa để tẩy ao. Trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn (theo như cách phòng trị bệnh đỏ cổ nói ở phần trên).

Bệnh phù đỏ ở mai bụng

Bệnh do vi rút gây ra.

  • Triệu trứng: Mai bụng viêm đỏ. Bệnh này thường xảy ra khi vận chuyển, xếp ba ba đè nặng lên nhau, hoặc cũng có thể di phản ứng của một loại bệnh nào đó trong nội tạng.
  • Phòng trị: Dùng dung dịch Xanh malachit (thuốc này đã bị cấm sử dụng theo QĐ 20/2003/QĐ-BTS) nồng độ 0,05% tắm cho ba ba trong 1 - 2 phút. Dùng thuốc kháng sinh tiêm vào cơ thể 10 - 15 vạn đơn vị/con. Khi bắt, vận chuyển ba ba chú ý bảo vệ không cho chúng cắn nhau. Lúc có bệnh cần cách ly, dùng vôi tiêu độc cho ao.

Bệnh di độc tố mỡ

Bệnh sinh ra do cho ba ba ăn các loại cá, thịt, nhộng tằm có nhiều mỡ bị ươn ôi, mỡ bị biến chất sinh độc tố axit béo bị tích tụ nhiều trong cơ thể làm cho gan, tụy bị ngộ độc, hoạt động trao đổi chất không bình thường.

  • Triệu chứng: Ba ba lờ đờ, hay nổi lên mặt nước, bỏ ăn rồi chết. Khi bệnh còn nhẹ, nhìn bên ngoài khó phát hiện. Khi bệnh nặng, bề ngoài ba ba bị biến dạng, da bụng bị xám đen và có nhiều vết ban màu xanh tro, chàm, cổ sưng to, da phù, mình dày hơn lúc bình thường, dưới da có các bọng nước, chân sưng mỏng và mềm nhũn. Nếu mổ ba ab ra, thấy bụng có mùi thối, các mô mỡ có màu vàng nâu hoặc màu vàng đất (bình thường thì trắng hoặc hồng), gan sưng to và màu đen.
  • Phòng trị: không cho ăn thức ăn quá béo hay đã biến chất. Trộn vitamin B,C,E vào thức ăn cho ba ba ăn. Phối hợp cho ăn cả thức ăn động và thực vật, không cho ăn loại nhộng tằm, cá, thịt... đã để quá lâu bị biến chất sinh ra độc tố.

Bệnh gầy đét

Hiện chưa nghien cứu rõ, thường cho rằng do mất cân bằng dinh dưỡng và nước bẩn gây ra.

  • Triệu chứng: Ba ba lờ đờ, gầy, ốm yếu, rất rõ hình bộ xương, kém ăn rồi bỏ ăn và chết.
  • Phòng trị: Hiện chưa có biện pháp hữu hiệu. Nên cho ăn đầy đủ và thức ăn chất lượng tốt.

Bệnh sưng phổi kèm hỏng mắt

Do vi khuẩn hình que phó đại tràng sinh ra.

  • Triệu chứng: Ba ba mù cả hai mắt, lờ đờ thường là lên bờ nằm im một chỗ, khó thở, luôn ngóc đầu, há mồm. ăn kém rồi bỏ ăn. Mắt bị xung huyết, sưng mù, lòng đen bị lõm sâu, có rử mắt che kín. Nếu mổ ra thấy phổi bị đen, có các nốt sần cứng nổi lên trên. Bệnh phát sinh nhiều ở các ao bị bẩn về mùa nắng hạn. Mùa xuân và mùa thu, ít bệnh.
  • Phòng trị: không để nước ao bị bẩn; trong ao nuôi có thể thả lẫn cá chép, diếc, trôi, rô phi để chúng tận dụng thức ăn, làm sạch ao. Vào mùa hay sinh bệnh, trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cho ba ba.

Bệnh trùng hình chuông

Do loài ký sinh trùng có cái chuông gây ra.

  • Triệu chứng: trên lưng, cổ, các chân của ba ba (đặc biệt là ba ba con) có các búi trắng như lông tơ, các vết thương bị sưng. Ba ba khó chịu, bỏ ăn dần, gầy yếu và lở loét. Con bị nặng, rất dễ chết.
  • Phòng trị: rắc thuốc Dipterex (Dipterex la thuoc thu y thuy san da duoc bo thuy san cam su dung trong san xuat kinh doanh thuy san theo quyet dinh 07/2005/QD-BTS ngay 24/02/2005) xuống ao, liều lượng 0,5g/m3 nước nửa tháng một lần, 2-3 lần liên tục. Tắm ba ba bệnh trong dung dịch Sulfat đồng (CuSO4) nồng độ 8ppm hoặc dung dịch thuốc tím (KMnO4) nồng độ 20ppm, mỗi ngày một lần, mỗi lần 30 phút, làm liên tục cho khỏi bệnh mới thôi. Thay nước ao.

Các bệnh ký sinh trùng khác

Ba ba còn bị nhiều loại ký sinh trùng khác như nguyên sinh động vật, đỉa... ký sinh ở nội tạng, máu, da, ống dẫn trứng, đường ruột, v.v... gây viêm loét các bộ phận cơ thể.

  • Phòng trị: tắm cho ba ba bệnh trong dung dịch Sulfat đồng hoặc thuốc tím (nồng độ như trên) trong 30 phút, mỗi ngày một lần trong suốt một tuần.

Bệnh ngộ độc do nước bẩn

Do nước ao tù bẩn lâu ngày, sinh ra các chất khí độc (NH3, H2S, CO2...) với nồng độ cao, gây ngộ độc.

  • Triệu chứng: chân trước, chân sau, bụng, cổ bị xung huyết sưng đỏ, bị rữa nát nếu đau nặng; diềm mai bị rách hình răng cưa.
  • Phòng trị: thay nước luôn, khử trùng đáy ao trước khi qua mùa đông.

 

Nguồn: Tạp chí Khoa học, Công nghệ và Môi trường Hải Dương, An Giang, 9/1/2004

 

Phòng chữa bệnh khi nuôi ba ba, rùa

Trong quá trình nuôi phải thực hiện nghiêm ngặt các khâu xây ao, tẩy ao nuôi, chọn giống, cho đẻ, quản lý chăm sóc. Đặc biệt là phòng trị một số bệnh.

1. Bệnh sưng cổ

Là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra.

Triệu chứng:

Cổ sưng to, bụng có các nốt mụn đỏ, mắt trắng đục, khi bị nặng chảy máu mũi, hai mắt sưng đỏ có khi bị mù.

Cách phòng trị:

- Đảm bảo nước ao nuôi sạch sẽ.

- Trộn thuốc Tetracyline hay Chlorocid hoặc Sulfamidine... vào thức ăn, cho ăn trong 3 ngày liền, lượng thuốc ngày đầu 0,2g/kg thức ăn, các ngày sau giảm đi một nửa.

2. Bệnh nấm thủy mi

Do nấm thủy mi gây ra thường thấy ở ba ba giống vào mùa xuân nhiệt độ lạnh (18-22 độ C).

Triệu chứng:

Trên vùng da bị thương có các bông nấm trắng, thường ký sinh ở cổ, chân, mai, bụng. Lúc mới phát bệnh ba ba kém ăn, lờ đờ. Bệnh nặng mai lưng mềm và mỏng, hoạt động yếu ớt rồi chết.

Cách trị:

Cho ba ba bò lên cạn phơi nắng để diệt nấm, bảo đảm nước ao sạch sẽ.

Ngâm ba ba trong dung dịch xanh Malachite 1,5-2 g/m3 nước (thuốc này đã bị cấm sử dụng theo QĐ 20/2003/QĐ-BTS).

3. Bệnh loét da

Bệnh do nhiễm trùng vết thương gây ra, chất độc do vi khuẩn tiết ra làm loét da chân, cổ, nách... khi nặng còn lòi cả xương.

Cách phòng trị:

- Đảm bảo nước ao luôn sạch sẽ.

- Cách ly con bệnh với con khỏe.

- Ngâm con bệnh trong dung dịch thuốc kháng sinh 10 ppm Sulfamis, trong 48 giờ.

- Hạn chế ba ba cắn nhau dễ gây bị thương.

4. Bệnh nấm lông (bệnh đốm trắng)

Là bệnh truyền nhiễm do nấm gây ra. Bốn chân và viền mép có đốm, lúc đầu xuất hiện ở viền áo sau đó lan rộng thành đốm trắng làm cho da bị thối rữa, rùa kém ăn, hoạt động không bình thường. Nếu bệnh phát sinh ở hầu làm nó khó thở, mà chết.

Bệnh xảy ra thường vào tháng 5-7.

Cách chữa:

Khi có bệnh dùng vôi tẩy ao, đảm bảo nước luôn sạch. Rùa bị bệnh dùng thuốc mỡ xanh Methylen 1%, hay thuốc mỡ Tetracycline 1% bôi vào chỗ nấm. Dùng Refamicine bôi trực tiếp vào vết loét sau khi bóp kén ra.

5. Bệnh lở cổ

Là loài bệnh truyền nhiễm do vi khẩu gây ra, chỗ bị bệnhbị sinh vật bám như miếng bông. Cổ hoạt động khó khăn, kém ăn, có con không cử động, nếu không chữa sau vài ngày là chết.

Cách chữa:

- Dùng nước muối 5% tắm cho rùa 1 giờ, hay dùng 5 phần vạn xanh Methylen tắm trong 15 phút, hay dùng các loại thuốc mỡ Peliciline bôi vào chỗ bệnh.

6. Bệnh đỏ cổ

Là loại bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh có thể là vi rút, cũng có thể là vi khuẩn đơn bào.

Bệnh hay phát sinh vào mùa mưa phùn. Con bị bệnh bụng có đốm đỏ, hầu và cổ sưng, đầu thò ra nhưng không rụt lại được, hoạt động chậm chạp kém ăn. Bệnh nặng thì mồm và mũi chảy máu, ruột viêm tấy, toàn thân sưng đỏ, mắt đục trắng, bị mù, không bao lâu thì chết.

Cách chữa:

Khi phát hiện bệnh lập tức cách ly con bệnh, dùng vôi tẩy ao và thay nước mới. Dùng các loại kháng sinh Biomyxin, tetracycline, Peniciline. Mỗi kilogam trọng lượng tiêm 15 vạn đơn vị (tiêm vào đùi). Nếu thấy không giảm thì dùng tiếp một liều nữa hoặc thay kháng sinh khác. Hoặc trộn thuốc vào thức ăn. Mỗi kilogram rùa cho ăn 0,2 g Sulfamidine, qua ngày thứ hai giảm một nửa, cho ăn liên tục 6 ngày.

Bình luận từ Facebook

Phản hồi

Bài viết khác

Fanpage facebook
Lượt truy cập
  • Hôm nay 24399
  • Tổng lượt truy cập 2,384,071