Bạn đang xem bài viết Ba Ba – Đặc điểm sinh học và kinh nghiệm nuôi ba ba thịt của bà con nông dân tại Mua Bán Thuỷ Sản bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ba Ba là loại động vật có khả năng thay đổi thân nhiệt từ từ theo nhiệt độ của không khí và được biết đến là một thần dược không thể thiếu trong bài thuốc chữa bệnh của dân gian. Để hiểu rỏ hơn về loài Ba Ba và những kinh nghiệm nuôi Ba Ba nhiều năm, BaoKhuyenNong mời các bạn theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.
Đặc điểm sinh học của Ba Ba
Phân loại
Lớp bò sát: Reptilia
Bộ rùa: Chelonia
Họ ba ba: Trionycidae
Các loài thường gặp là:
Ba ba trơn (Pelodiscus sinensis Wegmann 1835. Theo Bourret 1941).
- Tên phổ thông: ba ba sông, ba ba hoa
- Phân bố: Quảng Ninh, Hà Bắc, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Yân Bái, Hòa Bình, Hà Tây, Hà Nội, Nam Hà, Hà Tĩnh. Sống phổ biến ở các thủ vực nước ngọt và đang nuôi ở các địa phương trên miền Bắc.
Ba ba Nam bộ (Amyda cartilaginea Boddaert 1770. Theo Bourret 1941): Còn gọi là rùa đinh, cua đinh. Sống phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đường kính có thể lớn tới 50 – 60cm, nặng 50 – 60kg. Tính ăn giống ba ba trơn.
Ba ba gai (Palea steindachneri Siebenrock 1960): Phân bố ở Lai Châu, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Sơn La, Yên Bái,Thanh Hóa, Nghệ An…
Tính ăn
Ở môi trường tự nhiêm ba ba ăn chủ yếu động vật như: động vật phù du, công trùng, tôm tép, cua, cá. Khi nuôi ba ba chích ăn các con vật bắt đầu ươn thối, lúc ăn chúng thường tranh cướp mồi, ăn cả cám, bắp, khoai lang…
Chúng ăn khỏe vào mùa hè, lượng thức ăn bằng 5 – 10% trọng lượng thân. Mùa đông tháng 12 – 3 lạnh rét lượng thức ăn chỉ bằng 3 – 5% trọng lượng thân.
Ba ba có khả năng chịu đói, không có hành vi tấn công kẻ thù, lúc gặp địch hại chỉ trốn vào trong hang hay lặn xuống nước, chui vào bụi rậm co rụt đầu lại.
Đặc điểm sinh trưởng
Ba ba là động vật lớn chậm, sức lớn liên quan chặt đến điều kiện môi trường như: thời tiết, nhiệt độ, chất lượng thức ăn…
Nuôi 1 năm thường lớn 800 – 1.000g/con. Nuôi 2 năm lớn 2.500 – 3.000g/con. Có nguồn thức ăn đầy đủ và nuôi có kinh nghiệm có khi đạt cỡ 3.000 – 4.000g/con. Từ tháng 4 – 11 là thời kỳ lớn nhanh.
Trong điều kiện nuôi cho ăn bằng cá mè băm nhỏ, ở nhiệt độ 25 – 28 độ C, cỡ nuôi 100g/con, có thể tăng trọng 80 – 90g/con/tháng. Khi nhiệt độ xuống thấp dưới 10 độ C, sức ăn giảm, sinh trưởng chậm. Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng con cái lớn nhanh hơn con đực.
Đặc điểm sinh sản
Ba ba đẻ trứng trên cạn, thụ tinh trong. Cỏ thể kéo dài thời gian thụ tinh tới 6 tháng, nên khi cho đẻ tỉ lệ con đực thường ít hơn con cái. Mùa sinh sản chính: cuối xuân đầu thu.
Đẻ rộ vào những ngày mưa to, sấm chớp nhiều. Muốn tìm trứng chỉ cần đi ven các bãi sông, ven đầm hồ, ao thấy rõ đất mới và các vết móng đào đất lấp ổ trứng mới đẻ của ba ba cái, lấy que nứa nhẹ nhàng lật những lớp đất mỏng phủ phía trên , thấy lỗ nhỏ, đường kính miệng 4 – 5cm, sâu 10 – 15cm. Trứng xếp lần lượt từ đáy lên miệng, lúc mới đẻ thường dính vào nhau, vỏ hơi mềm.
Đẻ xong ba ba bò xuống ở nơi gần nhất nghỉ và canh giữ, nhân dân ta thường nói là ba ba “ấp bóng”. Cỡ 2.000g mỗi lứa đẻ 10 – 15 trứng. Ba ba mẹ đẻ sau 5 – 7 ngày lại tiếp tục giao phối. Cỡ 4.000 – 5.000g có thể đẻ 4 – 5 lứa trong 1 năm. Thời gian ba ba đẻ ở miền Bắc từ tháng 4 – 9, đẻ rộ tháng 5,6,7 đôi khi hết tháng 10 dương lịch.
Đường kính trứng cỡ lớn 17 – 20mm, nặng 6 – 6,5g/quả. Nhiệt độ đẻ thích hợp là: 25 – 32 oC.
Tập tính sống
Ba ba là dộng vật thay đổi thân nhiệt, nhiệt độ thân của ba ba thay đổi từ từ và thường theo sau nhiệt độ không khí.
Chúng thường sống ở đáy sông, suối, đầm, hồ, ao… lặn giỏi, có thể bơi ở đáy nước hàng giờ nhờ vùng họng có nhiều mạch máu. Chúng bò nhanh và đi xa vượt qua đê vào đầm hồ, hay từ ao này sang ao khác.
Ba ba phàm ăn nhưng chậm lớn. Chúng thở bằng phổi, sống ở dưới nước là chính, thích chui rúc vào các hang hốc ở bờ kè đá, thường tập trung ở các đoạn sông tiếp giáp các cửa kênh, rạch dẫn nước vào đồng ruộng. Ban đêm yên tĩnh, ba ba hay lên bờ, ban ngày có thể thấy nó nhô đầu lên mặt nước, có khi bò lên bờ.
Ba ba có tính hung dữ như nhiều loài ăn thịt khác, nhưng lại nhút nhát thường chạy chốn khi nghe có tiếng động hay bóng người và súc vật qua lại. Khi đói chúng ăn thịt lẫn nhau, có khi một con bị thương chảy máu thì các con khác xúm lại cắn xé một cách tàn bạo.
Cách phân biệt các loài Ba Ba
Vùng phân bố
Ba ba hoa còn gọi là ba ba trơn, phân bố tự nhiên chủ yếu ở các vùng nước ngọt thuộc đồng bằng sông Hồng.
Ba ba gai phân bố tự nhiên chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc.
Lẹp suối, còn gọi là ba ba suối, thấy ở các suối nhỏ miền núi phía Bắc, số lượng ít hơn ba ba gai, cỡ nhỏ hơn hai loài ba ba trên.
Cua đinh, phân bố tự nhiên ở vùng Tây Nguyên, Đông và Tây Nam bộ, dân các tỉnh phía Bắc gọi là ba ba Nam bộ, ba ba miền Nam để phân biệt với các loài ba ba ở phía Bắc.
Tuy nhiên, việc dựa vào vùng phân bố để xác định không còn chính xác, mức độ chính xác không cao do nhiều loài đã được lai tạo chủ động, việc vận chuyển mua bán giữa vùng miền, …
Màu da và hoa văn trên bụng
Để phân biệt các loài ba ba nhanh nhất việc dựa vào màu da bụng và hoa vân trên bụng của chúng.
- Da bụng ba ba hoa: lúc nhỏ màu đỏ, khi lớn màu đỏ nhạt dần, khi đạt cỡ 2 kg trở lên gần như màu trắng. Trên nền da bụng điểm khoảng trên dưới 10 chấm đen to và đậm, vị trí từng chấm tương đối cố định, các chấm đen này loang to nhưng nhạt dần khi ba ba lớn đần, khi đạt cỡ trên 2 kg phải quan sát kỹ mới thấy rõ.
- Da bụng ba ba gai: màu xám trắng, trên điểm rất nhiều chấm đen nhỏ, làm da bụng có màu xám đen lúc nhỏ và xám trắng lúc lớn.
- Ba ba suối: da bụng màu vàng bóng, không có chấm đen.
- Ba ba Nam bộ: da bụng màu trắng, không có chấm đen.
Ngoài da bụng, có thể căn cứ vào các nốt sần trên lưng, trên diềm cổ, và trên cổ của ba ba để phân biệt chúng.
Lưu ý
Để phân biệt chính xác giữa các loài ba ba cách tốt nhất là theo tên khoa học của chúng. Ba ba hoa là Trionyx sinensis, ba ba gai là Tryonyx steinachderi, ba ba Nam bộ là Trionyx cartilagineus.
Kỹ thuật nuôi Ba Ba thịt
Ao nuôi
Diện tích: 100 – 600 (m2), độ sâu: 1 – 1,5m, độ trong: 30cm
Nguồn nước cấp: sạch, cấp thoát nước chủ động, yên tĩnh, gần nhà để dễ bảo vệ.
Xung quanh ao, hay một phần của ao nên để một phần đất làm vườn trồng cây bóng mát, cây ăn quả có giá trị. Vườn là điều kiện sinh thái rất thích hợp với đời sống của ba ba nuôi trong ao.
Đáy ao có lớp bùn dày 10 – 20cm. Quanh ao, vườn xây tường cao 0,7- 0,8m, đỉnh tường có gờ ngang rộng 10cm (ở phía lòng ao) để ba ba khỏi bò đi mất. Khoảng cách giữa ao và tường bảo vệ tốt nhất để rộng 1 m và trồng cây mướp, bầu bí, cây ăn quả làm bóng mát. Bờ ao dốc thoải, hay bắc cầu, tạo 1-2 lối cho ba ba dễ lên xuống phơi mình tắm nắng.
Bể nuôi
Diện tích: trên 10 (m2). Nước sâu: 0,6 – 1m. Có cống tràn (miệng cống ngăn bằng lưới sắt) để giữ mức nước cố định ở mức cao nhất, có cống tháo ở đáy thuận lợi để bớt công bơm, tát nước.
Quanh bể cũng nên để một khoảng đất trồng cây bóng mát, bắt cầu cho ba ba lên xuống, thềm để ngập nước và thả kín bèo tây. Trường hợp nuôi nhiều ba ba cỡ khác nhau phải làm nhiều ao, hay ngăn ao phân loại lớn bé để nuôi riêng.
Thả giống
Trước khi thả giống phải tẩy dọn ao, bể cho nước vào và thử nước ao như đối với ao nuôi cá thịt.
Cỡ giống nuôi không dưới 50g/con, tốt nhất là cỡ trên 100g/con. Giống thả nên đồng cỡ, và thả vào tháng 2 – 3 dương lịch. Thời gian nuôi trong năm tháng 4 – 11 dương lịch.
Mật độ nuôi
Cỡ giống 50 – 100g thả 10 – 15 con/m2. Cỡ giống 200 g thả 4 – 7 con/m2.
Thả mật độ dày khi ao (bể) có nước lưu thông tốt, dồi dào thức ăn, trường vốn. Nếu mua chủa người bắt tự nhiên cần chọn những con khỏe (khi lật ngửa có thể tự xấp lại ngay), con không bị ốm yếu. Không chọn ba ba câu hay bị đánh điện vì loại này dễ bị thương hay bị liệt dễ chết. Chọn ba ba có ngoại hình hoàn chỉnh, không bi xây xát, chảy máu.
Thức ăn
Bể, máng đựng thức ăn cho ba ba đặt ổn định. Bệ được xây bằng gạch lát xi măng, trong ao nên có 2 – 4 bệ máng đựng thức ăn (máng được đóng bằng gỗ có thành cao 5 – 10cm). Bệ, máng chìm ngập sâu 20 cm. Có thể dùng mẹt, nia treo ngập nước 20cm.
Thức ăn chủ yếu là động vật (sống hay đã chết) như: giun, ốc, hến, chua, cá, mỡ trâu bò, ruột, sà lách… phế phẩm các lò mổ… Thức ăn phải vừa cỡ miệng ba ba, cho ăn đều. Có thể chủ động gây thức ăn bằng cách nuôi cách nuôi cá mè, rô phi, ốc vặn … Chế biến thức ăn tổng hợp từ chất bột, cám bột cá,bột đậu tương sao cho đạm tổng số 40 – 43%. Chú ý không dùng bột cá mặn hay cá tép đã ướp mặn. Lượng thức ăn hàng ngày khoảng 5 – 8% trọng lượng ba ba có trong ao.
Trước khi cho ăn phải dọn sạch sàn bệ, máng cho ăn. Điều chỉnh thức ăn theo thời tiết để tránh bị lãng phí ảnh hưởng đến chất nước. Ba ba ăn khỏe, hoạt động mạnh khi nhiệt độ nước từ 22 – 32 độ C, trên 35 độ C ít ăn hoặc ngừng ăn, dưới 12 độ C ngừng ăn.
Ở miền Bắc, trước khi vào mùa đông cho ăn thức ăn giàu dinh dưỡng và có độ béo cao như mỡ trâu, mỡ bò… để nó tích lũy mỡ dùng trong mùa đông. Ao nuôi ba ba với độ thưa có thể kếp hợp nuôi cá mè, trôi, trắm, chép… nuôi ốc trong ao làm thức ăn cho ba ba, sẽ không gây hại với ba ba mà còn tăng hiệu quả kinh ết của ao nuôi.
Quản lý, chăm sóc
Chống bắt trộm, đề phòng ba ba đi mất nhất là những ngày mưa to, gió lớn, lúc mới thả giống, nước chảy dễ kích thích, dễ cắn câu… chỉ cần sơ xuất là mất cả đàn.
Đặc biệt phải đảm bảo yên tĩnh, hạn chế tháo nước, đánh bắt gây hoảng sợ.
Nước ao sạch, không để bị thối bản.
Nuôi ba ba trong mùa đông tháng 12 – 3 năm sau, ngoài biện pháp cho ăn tích cực trước màu đông và trong những ngày nắng ấm, cần có biện pháp chống rét như dân cao mực nước, thả bèo tây 1/2 diện tích ao.
Thu hoạch và vận chuyển
Thu tỉa: Có thể xuống ao mò bắt, keé lưới, cất vó hay chặn lối từ vườn xuống ao trực tiếp bắt. Thu toàn bộ: Tháo cạn, tát ao để bắt. Mùa thu hoạch chủ yếu vào tháng 11 – 12 và tháng 1 dương lịch, mùa này nhiệt độ thấp, tỉ lệ sống cao.
Vận chuyển ba ba: Vận chuyển gần có thể chứa chúng vào bao tải thưa, dùng xe đạp, xe máy. Khi đi xa cần chứa vào sọt hay thùng gỗ thoáng, lót bèo giữ ẩm, xếp một lượt bèo một lớp ba ba tốt nhất là cho vào sọt, thùng chia làm nhiều ô, dùng ô ô hay máy bay, tàu hỏa. Quá trình vận chuyển thao tác cần nhẹ nhàng, tráng xây sát.
Kỹ thuật thu và ấp trứng Ba Ba
Thiết kế bãi đẻ
Nên làm bãi đẻ ở cạnh ao hay giữa ao rộng khoảng 2 – 5 m2, có độ dốc 25 o, trồng cây che mát cho baba nghỉ và đẻ trứng. Bờ ao có độ dốc nhất định cho baba bò. Khoảng đất giữa tường bao và mép nước nên phủ một lớp đất cát pha để baba dễ đào hố đẻ trứng. Bãi đẻ cần yên tĩnh, diện tích khoảng 20 con/m2, tùy thuộc vào số lượng baba đẻ. Tỷ lệ đực/cái 1:2 đến 1:3.
Kỹ thuật thu trứng
Trứng nằm trong ổ, sau khoảng 50 – 65 ngày nở thành baba con, điều kiện ấp tự nhiên này tỷ lệ nở rất thấp. Trong điều kiện nuôi, người nuôi có thể tạo chỗ cho baba đẻ thuận lợi hơn và có nhiều phương pháp, kinh nghiệm ấp trứng để đảm bảo tỷ lệ nở cao (khoảng 90 %). Tuy nhiên, muốn ấp nở nhanh, tỷ lệ nở cao cần phải biết kỹ thuật thu trứng.
Thời điểm thu trứng: Theo dõi baba đẻ để đánh dấu vào ổ trứng. Baba thường đẻ vào ban đêm, nên thu trứng là vào các buổi sáng. Nếu baba đẻ rộ tiến hành thu trứng hàng ngày, lúc baba đẻ thưa 3 – 5 ngày thu một lần. Không nên để baba đẻ sau 15 – 20 ngày mới thu trứng đem ấp. Như vậy trứng thụ tinh vào các đợt không đồng đều gây lộn xộn đến số trứng cho ấp ở các đợt. Khi thu trứng, ta cần lật nhẹ lớp đất, cát lên lấy trứng nhẹ nhàng, tránh bị vỡ trứng.
Lựa chọn trứng ấp: Chỉ giữ trứng đã được thụ tinh để cho ấp. Trứng thụ tinh phần lớn tròn, trứng sau khi thụ tinh ngả màu hơi vàng nhìn rõ thấy vòng túi hơi, phần trên màu trắng là túi chứa hơi để phôi thở, phần dưới màu phớt hồng là phần phôi và noãn hoàng. Loại bỏ các quả trứng không được thụ tinh, các quả trứng nhỏ, hình dạng màu sắc không bình thường, có vết đốm loang lổ, không phân biệt rõ hai phần như trứng được thụ tinh.
Để việc tính toán kết quả nuôi vỗ, tỷ lệ nở được chính xác, cũng như xử lý kỹ thuật ấp đạt hiệu quả, người nuôi nên tiến hành ghi chép đầy đủ số liệu từng ao nuôi về ngày đẻ, ngày thu trứng, số lượng trứng thụ tinh, số lượng trứng thu được…
Kỹ thuật ấp trứng
Nơi ấp: Để đạt hiệu quả, người nuôi nên ấp trứng trong nhà ấp gà, lò ấp trứng vịt để ấp hoặc có phòng ấp riêng đối với những hộ nuôi lớn để tránh nhiệt độ thay đổi và bảo vệ trứng.
Dụng cụ: Thường là khay nhựa hoặc chậu bằng nhôm, sắt tráng men, hoặc nhựa. Số lượng và diện tích khay phụ thuộc vào số lượng trứng cần ấp. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất lớn có thể xây phòng ấp, bể ấp chuyên hoặc dùng máy ấp trứng hiện đại để ấp trứng.
Thao tác ấp trứng: Tiến hành đổ cát sạch mịn, ẩm, tơi xốp và có lớp cát dày 7 – 8 cm vào khay ấp, đáy khay có lỗ thoát nước để tránh nước đọng làm hỏng trứng. Nhặt trứng đã được chọn rải đều trên mặt cát, khoảng cách giữa các quả 2 – 4 cm, đặt đầu có túi hơi hướng lên trên không nên đặt ngược hay lệch. Khi đủ 1 lớp trứng thì lấy một lớp cát rải kín lên trên, lớp cát cao hơn trứng 4 – 5 cm, để giữ nhiệt độ cho trứng. Trong thời gian ấp trứng phải chú ý giữ ẩm cho cát trong khoảng 80%. Không để cát quá khô hay ướt quá nén chặt làm hỏng trứng và độ ẩm không khí trong phòng khoảng 75 – 80% (Trong thực tiễn, dùng cát không tốt bằng đất thịt, có thể dùng đất sâu cách mặt đất 60 cm không có mùn bã hữu cơ, đất nhỏ cỡ 1 cm, phơi thật khô để diệt khuẩn, phun nước để có độ ẩm 12 -16% như vậy đất thông thoáng, giữ nhiệt, giữ ẩm tốt). Đặt các khay trứng vào nơi yên tĩnh để ấp. Trong thời gian ấp tuyệt đối không đảo trứng, nếu di chuyển trứng rất dễ bị thương và phôi chết.
Quản lý và theo dõi ấp trứng: Quá trình phát triển của phôi, càng về giai đoạn cuối cùng càng nhạy cảm với điều kiện môi trường, trao đổi khí càng mạnh nên dễ chết. Vì vậy, việc làm quan trọng nhất trong thời kỳ ấp trứng này là giữ cho nhiệt độ được ổn định. Nhiệt độ thích hợp nhất cho việc ấp trứng là 30 – 32 oC, ở nhiệt độ này thời gian ấp chỉ 45 – 50 ngày; nhiệt độ ấp cao hơn 1 – 2 oC thời gian ấp có thể rút ngắn 4 – 5 ngày nhưng không an toàn. Phôi trứng sẽ bị chết khi nhiệt độ < 20 oCvà > 35 oC. Vì vậy, cách 1 – 2 ngày lớp cát trên mặt bốc hơi bị khô, cần phun nước cho ẩm trở lại bình thường. Nước phun cần từ từ, tránh dội nước làm cho nhiệt độ cát ấp bị thay đổi đột ngột, phôi sẽ chết. Trong quá trình theo dõi ấp trứng, có thể bới cát kiểm tra trứng, đồng thời cần có các biện pháp bảo vệ không cho kiến, chuột, rắn… vào ăn trứng và ba ba con.
Baba con vừa nở ra khoảng 15 phút phải cho vào nước. Do đó, khi thấy trứng sắp nở (mổ mỏ, có chỗ nứt vỏ) phải kê khay ấp trứng lên chậu, hay bể xây nước nhỏ để chúng nở ra tự bò xuống. Nếu không để sẵn nước, ba ba con dễ bị chết khô.
Một số bài thuốc quý chữa bệnh từ Ba Ba
Ba ba là một bài thuốc quý chữa được rất nhiều bệnh. Khi làm thịt baba ta có thể lấy tiết ba ba khi mới cắt ra cho vào rượu và uống ngay loại rượu này có tác dụng rất tốt cho sức khỏe nó có tác dụng tăng lực, bổ máu, điều trị một số bệnh về tim, đau đầu, hoa mắt, khó thở và các bệnh đường ruột, dạ dày, trẻ em bị cam, gầy yếu, mồ hôi trộm, bệnh lạnh phổi, đau khớp, kém ăn, tiêu hóa kém, bí đái, thiếu máu, lạnh tay chân, đái đường.
Riêng phần mỡ ba ba cũng rất có tác dụng chữa các bệnh ngoài ra,khi thịt ba ba ta lọc lấy mỡ và rán lấy nước mỡ loại mỡ nước này ta có thể dùng chữa viêm da, mụn nhọt, mẩn ngứa, bỏng nước sôi, chữa tóc trắng….
Đặc biệt mai ba ba hay người ta còn gọi là miết giáp là phần mai cứng trên lưng ba ba có nhiều người sẽ nghĩ mai ba ba không có tác dụng nhưng thực sự mai ba ba có công rụng rất lớn trong y học cổ truyền có vị mặn, tính bình. Đặc biệt mai ba ba lại có tác dụng bổ âm ích khí chữa hư yếu, tinh thủy khô kiệt, khí huyết ngưng kết thành hòn cục, ho lao, sốt rét có báng, lá lách sưng to, mồ hôi trộm, gầy yếu, tiểu tiện ra sỏi sạn.
Chữa thần kinh suy nhược, thể thận âm hư
Bài thước được làm từ mai baba rất tốt cho những người có thần kinh suy nhược cớ thể âm hư giúp tỉnh táo
- Tục địa 20g
- Tháo nhân (sao đen) 8g
- Mạch môn (sao) 12g
- Long nhãn 16g
- Mai ba ba 12g
- Lá vông 20g
- Kim anh 12g
- Mẫu lệ nung 8g
- Kiếm thực 12g.
- Sắc uống lúc đói, ngày 1 thang chia 3 lần, uống liền 5 ngày.
Chữa bệnh đau lưng
Những người bị đau lưng có thể dùng mai ba ba để làm thước có tác dụng giúp chữa nhanh bệnh đau lương
- Không bao giờ chảy nước dãi 500g
- Sữa bò tươi 100ml,
- Cho mai ba ba và sữa bò vào trộn đều sao khô vàng tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g với rượu hâm nóng.
Chữa bệnh hen suyễn
Với những người bị bệnh hen suyễn thi có thể dùng trứng ba ba để làm thuốc trứng ba ba
sẽ giúp chữa khỏi bệnh hen suyễn của bạn
- Trứng ba ba 3 quả
- Đường phèn 20g
- Rượu trắng 20ml
- Cho trứng ba ba vào rượu trắng luộc chin, cho đường phèn vào khi đường tan hết
thì cho bệnh nhân ăn trứng, uống rượu. Dùng ngày 1 lần, uống thuốc từ 2 đến 3 ngày.
Chữa bệnh sưng phổ
Chữa bệnh sưng phổi bằng bài thuốc làm từ mai bà ra sẽ rất tốt và có công hiệu.
- Mai ba ba 20g
- A giao 15g
- Cây sậy 40g
- Sắc uống ngày 1 thang, uống 3 đến 5 thang.
Chữa bệnh sơ gan
Dùng mai ba ba để chữa bệnh Sơ gan
- Mai ba ba 118g
- Vẩy tê tê 73g
- Hai vị thuốc trên đem nướng vàng tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g uống với nước sôi để ấm.
Chữa bệnh sưng lá lách
- Mai ba ba 300g
- Dùng mai ba ba sao vàng tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 gam với nước có pha với 3g đường đỏ.
Chữa bệnh sỏi thận
Rất nhiều người bị sỏi thận và đã dùng nhiều loại thước khác nhau hôm nay xin giới thiệu thêm
một bài thuốc rất tốt để chữa bện sỏi thật bằng mai ba ba.
- Dùng bạch cập 50g
- Mai ba ba 20g
- Kim tiền thảo 15g
- Sài hồ 15g
- Địa cốt bì 15g
- Sinh địa 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần, uống liền 5 đến 7 ngày.
Chữa bệnh tắc kinh
- Mai ba ba 500g
- Giấm ăn 200ml.
Ngâm mai ba ba vào giấm ăn sau đó đem sao khô vàng, tán bột uống mỗi lần 9g với nước có pha 50% rượu, ngày chia làm 2 lần.
Chữa bệnh viêm gan
- Mai ba ba 60g
- Đan sâm 50g
- Nghệ khô 20g
- Sơn tra 25g. Sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần. Uống liền 8 – 10 ngày liền.
Chữa bệnh đau bụng sau khi đẻ
- Mai ba ba 100g
- Mai ba ba đặt lên một viên ngói, dùng lửa đốt dưới viên ngói, khi mai ba ba chuyển màu vàng đen là được
đem tán bột, mỗi lần uống 9g, ngày 2 lần với 100ml nước sôi để nguội có pha 50% rượu.
Chữa bệnh sốt rét
- Lá ngải cứu 9g
- Vẩy tê tê 3g
- Nhà cung cấp 6g,
- Sắc uống ngày 3 lần mỗi lần 50ml nước thuốc, uống trước khi lên cơn sốt, uống liền 5 ngày.
Trên đây BaoKhuyenNong đã chia sẻ đến các bạn đọc những thông tin liên quan đến Ba Ba. Qua bài viết này các bạn nhận thấy được vai trò của Ba Ba trong các bài thuốc chữa bệnh. Hiểu rỏ mô hình kỹ thuật nuôi Ba Ba giúp cho quá trình nuôi của bà con đạt hiệu quả cao hơn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ba Ba – Đặc điểm sinh học và kinh nghiệm nuôi ba ba thịt của bà con nông dân tại Mua Bán Thuỷ Sản bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.