Bạn đang xem bài viết Cá Koi – Những thông tin cần biết về cá Koi tại Mua Bán Thuỷ Sản bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cá Koi được mệnh danh là Quốc Ngư của Nhật Bản với nhiều màu sắc rực rỡ, thu hút ánh nhìn. Thú vui nuôi cá Koi làm cảnh và phong thủy không chỉ phổ biến ở Nhật mà lan tỏa ở hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là loài cá không chỉ có màu sắc bắt mắt mà còn nổi tiếng với giá thành cao. Để hiểu rõ hơn về cá Koi giúp việc nuôi dưỡng và chăm sóc dễ dàng và thuận lợi hơn. Hãy cùng BaoKhuyenNong tìm hiểu tất tần tật về cá Koi trong bài viết dưới đây nhé!

Cá Koi - Những thông tin cần biết về cá Koi

Cá Koi – Những thông tin cần biết về cá Koi

Đặc điểm chung của cá Koi

Nguồn gốc

Cá Koi hay còn được gọi là cá chép Nhật thuộc họ cá chép và có quan hệ họ hàng gần với cá chép vàng. Nguồn gốc ban đầu của cá Koi là từ Trung Hoa. Nhưng nhờ sự lai tạo và phát triển của Nhật vào thế kỉ 20 nên cá mới có nhiều màu sắc rực rỡ như ngày nay. Năm 1914, để tôn vinh vị hoàng tử Hirohito, Nhật Bản đã tổ chức triển lãm cá chép Koi đầu tiên tại Tokyo và đảo Niigata. Từ đấy cá Koi được biết đến rộng rãi.

Với người Nhật, cá Koi được xem là biểu tượng của may mắn, tình yêu, sự thành công, thịnh vượng, với cả trăm loài khác nhau.

Đặc điểm chung của cá Koi

Đặc điểm chung của cá Koi

Phân loại

Hiện nay có 24 loại giống cá Koi được ghi nhận, mỗi loại đều có màu sắc, đặc điểm nhận dạng khác nhau.

Nếu được chăm sóc kĩ lưỡng, cá Koi có tuổi thọ trung bình từ 25 đến 35 năm. Tuy nhiên có vài trường hợp cá Koi có tuổi thọ hơn 200 năm. Theo ghi nhận con cá Koi già nhất có tên là Hanako sinh năm 1791 và qua đời năm 1977, thọ 226 tuổi.

Hình thái bên ngoài

Phần lớn cá Koi hiện nay có thể dài tới 1m . Nếu cá Koi được nuôi ở ao thì đến năm thứ 8 có thể chiều dài tối đa đến 1 mét. Nếu được sống trong môi trường thuận lợi, cá koi có thể tăng trưởng từ 50 – 150mm mỗi năm

Người ta dựa vào hình dáng để phân biệt cá trồng và cá mái. Cá trống thường có thân mình thon dài, hai vây ngực và nắp mang có nhiều nốt sẩn màu trắng. Trong khi cá mái có thân hình to trò và phần bụng nở nang hơn.

Cá Koi - Những thông tin cần biết về cá Koi 3

Thức ăn của cá Koi

Lúc mới nở, vì cơ thể còn yếu nên chúng tự nuôi dưỡng cơ thể bằng cách ăn noãn hoàng. Những ngày sau đó cá koi nhỏ bắt đầu có thể ăn các thức ăn bổ sung như bobo, các sinh vật phù du, lòng đỏ trứng chín hay có thể ăn bột đậu nành pha loãng trong nước.

Sau khi cá cứng cáp, Koi chuyển sang ăn các loại động vật tầng đáy như giun, loăng quăng,…Khi 1 tháng tuổi, lúc này cá bắt đầu lớn hơn chút và chúng có thể ăn các loại động vật nhỏ như: giun, ốc hoặc ấu trùng sinh sống ở hồ.

Khi cá trưởng thành, chúng còn có thể ăn thực phẩm như cám, bã đậu, phân xanh, thóc lép, thức ăn dạng viên đã chế biến sẵn.

Cá koi là loài ăn tạp, ai cho gì thì chúng ăn nhưng không nên cho cá ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hình dáng và màu sắc của cá sau này.

Bạn có thể tập cho cá ăn trên tay mình. Bạn giữ thức ăn trên tay rồi thả tay xuống bề mặt nước, cá sẽ ăn ngay trên tay bạn. Nhưng bạn phải tập vài ngày hoặc vài tuần thì lũ cá mới quen.

Tập tính sinh sản của cá Koi

Cá Koi thường đẻ vào ban đêm và buổi sáng sớm, cá từ 2-3 năm tuổi có thể đẻ được từ 150- 200 nghìn trứng tùy vào môi trường và điều kiện sống như độ rộng và sạch của bể mà số lượng cũng như chất lượng trứng đẻ ra cũng tăng lên hoặc giảm đi.

Trứng cá Koi là trứng dính nên khi đẻ trứng thường dính lên các gia thể. Trong điều kiện nhân tạo người ta thường sử dụng lục bình hoặc vải lưới để tạo giá thể cho trứng bám.
Cá là động vật thụ tinh ngoài nên sau khi cá cái đẻ xong cá đực sẽ bơi theo sau để thụ tinh lên trứng.

Sau khoảng 40-50 giờ thì trứng nở thành cá bột. Do thời gian nở của trứng khá lâu nên cũng cần đảm bảo giá thể và nước trong bể sạch và nhiệt độ được giữ ở mức ổn định.

Các loại cá Koi được nhiều người ưa chuộng

Cá Koi - Những thông tin cần biết về cá Koi 4

Cá Koi Kohaku

Kohaku hiện nay là một trong những giống cá Koi phổ biến, được nhiều người ưa chuộng. Loại cá này có màu trắng và những khoang màu đỏ. Trên hầu hết những con Kohaku đều xuất hiện vùng hoa văn ở phần đầu, có thể là kiểu hoa văn truyền thống với những khoang lớn hình chữ U. Theo đánh giá chung của người chơi cá, những con cá có khoang đỏ càng lớn trên thân thì càng được yêu thích.

Cá Koi Kohaku thân đỏ trắng là dòng cá tiêu biểu, khả năng sinh sôi nảy nở cực tốt và cũng là 1 trong những dòng cá có tuổi thọ cao. Vì thế còn được gọi là “Cá Trường Thọ”. Thời xa xưa ở các nước Á Đông người ta thường quan niệm nhà nào đông con nhiều cháu là nhà đó có nhiều phúc đức, bởi thế có 1 số gia đình đến thời nay vẫn giữ 1 thói quen là đêm động phòng ngoài dán chữ Hỷ trong phòng họ còn bày biện thêm 1 món quà làm vật trang trí là 1 đôi cá chép thân đỏ trắng tượng trưng cho sự sinh sản nhằm cầu chúc cho cặp đôi luôn được sống hạnh phúc, con đàn cháu đống, nhân đinh hưng vượng.

Cá Koi Taisho Sanke

Taisho Sanke còn được gọi với cái tên là Sanke, đã được lai tạo phát triển từ giống cá Kohaku. Chính vì vậy, trên cơ thể của chúng vẫn còn giữ được màu đỏ, trắng như Kohaku và pha trộn thêm màu đen,  Người ta thường đánh giá vẻ đẹp của cá koi Taisho Sanke qua Shiroji (màu trắng): khi màu trắng trên thân cá càng sạch và rực rỡ thì cá càng có giá trị.

Cá koi Taisho Sanke thân nền trắng điểm xuyết khoang đỏ rộng và vằn đen sumi như những đám mây nhỏ, thanh thoát, ngắm nhìn chúng khi tung tăng bơi lội vô cùng thích mắt. Tự thời cổ chí kim, người ta quan niệm màu đỏ là màu diễm lệ nhất, là màu nổi bật và may mắn nhất. Nghe đâu nếu nhà gái nuôi cá Koi Taisho Sanke trước khi cho con gái về nhà chồng, màu đỏ chính trên thân cá Koi càng đậm đẹp thì sau khi cô gái đó xuất giá sẽ có cuộc sống càng sung túc, hạnh phúc lứa đôi luôn muôn màu muôn vẻ, cá Koi càng to đẹp thì gia đạo càng mỹ mãn.

Cá Koi Showa Sanshoku (Showa)

Lại là một giống cá nữa được phát triển từ nền tảng của Kohaku. Tuy nhiên, trên cơ thể của loài cá này, màu đen (phần sumi) chiếm đa số và sẽ được lan rộng trên phần đầu của cá. Đây chính là một trong những đặc điểm giúp bạn có thể phân biệt được dễ dàng loài cá koi Showa và Sanke: Show có phần sumi ở đầu và Snake thì không.

Cá Koi Showa còn được gọi là “Cá chép tài lộc”. Ở phần đầu cá sẽ có chỏm đen lớn, sau đó 3 màu cơ bản đen, trắng, đỏ sẽ được phân bố đều, màu đen sẽ nhiều hơn Koi Sanke. Người ta quan niệm màu đen có thể sát hung thần, tránh xa vận rủi và mang tài lộc tới. Vì thế, rất nhiều thương gia và các chủ tiệm đã chọn loại cá này để nuôi dưỡng. Cũng vì thế mà từ đó cá Koi Showa đều được mọi người đặc biệt ưa thích.

Cá Koi Shiro Utsuri

Koi Shiro Utsuri là 1 trong những chủng loại cá chép truyền thống và lâu đời vì có đặc trưng thân mình màu trắng đen như những bức tranh thủy mặc nguyên sơ sơn vẽ bằng mực đen. Phong thái và bố cục trong tranh thủy mặc thì thường như có như không, tưởng như đứt đoạn nhưng rồi lại tiếp tục, là khoảng giao thoa giữa sinh ra và hủy diệt, 1 phong cách tiêu biểu cho trường phái vui thiền.

Loài cá này cũng được những ẩn sĩ, tầng lớp nho sĩ, những người ngoại đạo nhưng yêu chuộng thư pháp rất ưa chuộng vì nó toát lên vẻ cốt cách tao nhã, thanh thoát và trong sạch trong con người họ; ngoài ra theo phong thủy, loài cá này còn tượng trưng cho sự may mắn.

Cá Koi Bekko

Bekko là giống cá koi Nhật Bản có hình dáng bên ngoài gần giống với loại cá Utsur. Koi Bekko có vẩy đục, không có ánh kim và là dòng cá được kết hợp từ ba màu cơ bản đó là đỏ, vàng, trắng với những vệt đen sumi. Loại cá Koi này có những đặc điểm của cá chép là mắt to, mình trong, quan sát được cả phần mũi và sợi râu dưới miệng cá.

Bekko là giống cá koi Nhật Bản có hình dáng bên ngoài gần giống với loại cá Utsur. Koi Bekko có vẩy đục, không có ánh kim và là dòng cá được kết hợp từ ba màu cơ bản đó là đỏ, vàng, trắng với những vệt đen sumi. Loại cá Koi này có những đặc điểm của cá chép là mắt to, mình trong, quan sát được cả phần mũi và sợi râu dưới miệng cá.

Cá Koi Karashi

Đây là loại cá Koi rất được ưa chuộng trong những năm gần đây, loại cá Koi này có da trơn màu sắc cá từ màu vàng nhạt đến vàng đậm toàn thân, rất đẹp và tươi tắn.

Loại cá này phát triển nhanh, có thể dễ dàng đạt được size lớn sau thời gian nuôi 2 – 3 năm đúng cách, cá có khả năng thích nghi với môi trường cao, dạn người.

Cá Koi benigoi (mud pond)

Cá Koi mud pond (koi benigoi) này toàn thân có màu đỏ đậm rực rỡ, vảy cá óng ánh màu đỏ rất đẹp, vây và ngực cũng màu đỏ, ngực không có chút màu trắng nào, hình dáng thân cá mập hoàn hảo, thuôn dài, đầu cá hơi gù, phần đầu và vai to rộng. Cần tinh ý phân biệt loài cá Koi benigoi này với loài Koi Aka Hajiro vì rất dễ nhầm lẫn (nếu có chút màu trắng sẽ là koi Aka Hajiro, màu đỏ cũng không đậm như cá benigoi).

Loại cá Koi benigoi khá dễ sống, có khả năng thích nghi cao với môi trường. Lưu ý cho cá ăn thức ăn chuyên dụng cùng thức ăn tạo màu để đảm bảo duy trì được màu sắc của cá.
Cá Koi benigoi nổi bật với màu sắc đỏ rực chắc chắn sẽ là điểm nhấn cho hồ cá Koi của bạn, tạo thu hút lớn.

Cá Koi chagoi

Giống cá koi chagoi được nuôi khá phổ biến được xếp vào là loại Koi thủ lĩnh của đàn bởi cá này có sức sống rất khỏe , bơi nhanh, quẫy đuôi mạnh, cá thân thiện dạn người, koi chagoi có màu đơn sắc, không có ánh kim loại, loài cá này khá háu ăn nên nhanh lớn, dễ đạt size to sau thời gian nuôi ngắn.

Phần vây ngực vây lưng, đuôi cá Koi chagoi khá dày, cứng, cặp râu dài cứng. Dựa vào màu sắc koi chagoi được chia làm 3 loại: Chagoi màu nâu, Chagoi màu lục nhạt, Chagoi màu xanh dương xám.

Cá Koi Asagi

Cá koi Asagi là loài cá có lịch sử lâu đời nhất, là 1 trong những dòng cá xuất hiện đầu tiên ở Nhật Bản có từ hơn 160 năm trước, phần lưng cá nổi bật với những lớp vảy hình quả trám kết mạng dày và đều màu xanh bạc rất nổi bật trên nền trắng; đầu cá sẽ là màu trắng sáng thuần khiết; vây cá, bụng cá, 2 bên hông và phần 2 bên má thậm chí lan cả ra mép miệng sẽ được điểm xuyết thêm màu đỏ, màu vàng, vàng nhạt hoặc màu kem (mỗi con muôn màu muôn vẻ).

Loài cá Koi này được cho là thủy tổ của các nhóm Koi sau này, nó như 1 trưởng lão hấp thụ những tinh hoa để đem lại sự bền bỉ và thịnh vượng cho con cháu, có nó đàn cá của bạn sẽ trở nên mạnh mẽ như có chỗ dựa vững chắc, vận khí luôn được điều hòa, tượng trưng cho nhà nhà bình an, yên ấm bởi thế nó còn từng được mệnh danh là “Cá chép Ngũ Phúc”.

Cá Koi Shusui

Cá Koi Shusui là loại cá thế hệ sau được lai tạo từ giống Koi Asagi nên không có gì ngạc nhiên khi nó được thừa hưởng những vẻ đẹp của giống Asagi nhưng có điều chúng là nhóm da trơn, ranh giới các vệt màu rất rõ nét, màu sắc hình dáng rất đặc trưng với mảng vằn đối xứng xếp dọc lưng đến đuôi đều, dày và bóng đẹp nổi bật, màu cam đỏ hoặc đỏ 2 bên hông bụng cũng được kéo dài đến tận đuôi.

Vẻ đẹp độc đáo của nó khiến cho đàn cá của bạn đã đẹp nay lại càng đẹp hơn, cảnh vật như điểm thêm hoa, tô thêm lá, cho bức tranh thêm phần sống động, hài hòa. Koi Shusui tượng trưng cho sự sáng tạo nhưng vẫn chuẩn mực ở 1 khía cạnh nào đó, vẫn giữ được nét truyền thống cơ bản và từ đó phát huy thêm. Con cháu của bạn cũng sẽ mở mang thêm, khai sáng thêm được những con đường mới, những lý tưởng mới từ những cái căn bản, truyền thống gia đình không mất đi mà gia đạo lại càng được thịnh hơn, càng đi vào lề lối hơn.

Cá Koi Tancho

Tancho là giống cá koi có chấm tròn màu đỏ nằm chính giữa trung tâm phần đầu của chúng. Ba loại cá cơ bản của Tancho là Tancho-kohaku, Tancho-Sanke, Tancho-Showa đều có hình dáng bên ngoài giống như cá chép koi chuẩn. Tuy nhiên loại cá này có vảy đục, vây đẹp nhìn rõ các tia vây, màu sắc rực rỡ, mắt to, râu dài và thân mình tròn trịa, đầu hơi gù.

Cá Koi Tancho Kohaku là loài cá được các bậc quan chức nhân sĩ ưa chuộng và được mệnh danh là loài cá chép có “cốt cách nhà quan”. Mình cá màu trắng tuyết rất đẹp, đầu cá có màu đỏ nổi bật, giống biểu tượng của cờ nước Nhật – tượng trưng cho đất nước mặt trời đỏ, tượng trưng cho nước nhà nên quan lại rất thích chọn lựa nuôi dưỡng. Theo phong thủy, nó có tác dụng vun đắp tạo dựng cho sự nghiệp của gia chủ thêm hưng vượng, quan vận hanh thông, thăng quan phát tài, củng cố địa vị và quyền lực.

Cá Koi Goromo

Goromo nổi bật với những đường nét hoa văn trên thân nền màu trắng tuyết hoặc trắng sữa. xen lẫn với những đốm lưới như tổ ong, và có màu đỏ, dày đậm. Những mảng màu đỏ trên thân giống cá koi này không phải sắc đỏ tươi như kohaku mà là màu đỏ bầm thẫm hơn rất nhiều, khá giống với màu máu đông đặc. Cá koi Goromo có thể dễ dàng phân biệt với Goshiki đó chính là màu đỏ sẫm ngả xanh đen.

Cá Koi Ginrin

Koi Ginrin Kohaku được nhận biết nhờ màu sắc đỏ và trắng của chúng, trên thân nó có vảy màu ánh kim loại lấp lánh. Loại cá này có thân hình tròn lẳn, thon gọn dần về phía đuôi. phần đầu hơi gù, miệng lớn, hai sợi râu của cá koi ginrin to và dài hơn so với các loại cá chép thông thường.

Cá Koi Ghosiki

Loại cá này có một nền màu trắng với mắt lưới đen và xanh, có những đốm màu đỏ như Kohaku. Nếu thả cá koi Ghosiki vào nước lạnh thì màu của nó sẽ tối hơn so với bình thường. Những chú cá koi thuộc dòng Ghosiki có đầu sạch, màu trắng và đỏ trên đầu, không có màu đen là những giống cá được ưa chuộng hiện nay.

Cá Koi Hikarimuji

Cá koi Hikarimuji hay còn được gọi với tân là Hikarimono. Loại cá này thường có vảy kim loại đơn sắc 1 màu.

Cá Koi Hikarimoyo

Loại cá này thường có vảy kim loại màu sáng bóng sang trọng.

Cá Koi Hikari Utsuri

Loại cá này được lai tạo từ cá koi Utsuri. Có thể hiểu, loại cá này là những cá thể Utsuri có lớp ánh kim, thuộc dòng koi kim loại. Chúng ta có thể phân loại cá Hikari Utsuri theo màu sắc của từng dòng Utsuri: Shiro Utsuri thường có màu trắng đen phổ biến nhất, sau đó tới Hi Utsuri có màu đỏ và cuối cùng là ki Utsuri có màu vàng hiếm nhất.

Koi Hi-Utsuri có vẻ đẹp đặc trưng là 1 màu đen tuyền kết hợp đan xen với màu đỏ đậm hoặc đỏ cam đậm. Cá Koi Hi-Utsumi tròn trịa, mập mạp di chuyển bơi lội bên dưới cho ta cảm nhận rõ trọng lượng của nó thật không dễ gì nổi lên nhưng bơi lượn vẫn rất nhẹ nhàng và thanh thoát; đồng thời màu sắc của nó lại không hề cho ta cảm giác bị đè nén do áp lực.v..v…Vẻ đẹp lạnh lùng của nó khiến nó còn được mệnh danh là “Hoàng tử bóng đêm” lạnh lùng, và quyền uy; nó bơi lượn dưới đàn cá cho ta cảm giác như đang ngạo nghễ duyệt binh.

Cá Koi Bướm

Cá koi bướm có tên khoa học là Assorted Butterfly Koi- Cyprinus carpio là loài cá Koi vip, được đánh giá cao nhất trong các loài cá Koi, tên gọi cá Koi bướm xuất phát từ đặc điểm loài cá này có vây dài của cá chép trông như cánh bướm và màu sắc rực rỡ của cá Koi.

Cá Koi bướm nổi bật với dáng hình bơi lượn uyển chuyển rất đẹp, dáng vẻ bơi như một chú bướm vẫy cánh bay lên trời, những chiếc vây của loài cá này được ví như cánh bướm, dài mượt, thướt tha khiến người xem cuốn mình theo đường cong của chúng. Cá Koi bướm không có đồng một màu mà sẽ có các màu khác nhau và được phối trộn khá hài hòa.
Cá Koi bướm là sản phẩm của quá trình nhân giống và lai tạo và hiện số lượng nhân giống cá này đang ngày càng tăng, nhận được sự chú ý lớn từ người chơi. Loài cá Koi bướm khá dạn người và hiền lành nên có thể nuôi chung với các loại cá Koi khác, cá dễ chăm sóc.

Ứng dụng và ý nghĩa phong thủy của cá Koi

Cá Koi rất thích hợp dùng để trang trí tại nhiều khuôn viên và trang trí gia đình. Từ thời cổ đại thì cá Koi được cho là loài cá mang đến nhiều điều tốt lành. Trong phong thủy học khí vượng hơn thủy, có khí sẽ sinh ra thủy, có thủy khí sẽ càng vượng hơn. Nếu trong nước có vật cát tường thì càng có khả năng vận hành phong thủy, giúp vượng khí quy tụ, không tán. Chính cá Koi được cho là vật cát tường, đá quý trong nước giúp hội tụ khí vượng, bởi vậy mà được coi là loài cá may mắn, có ý nghĩa lớn về mặt phong thủy.

Ứng dụng và ý nghĩa phong thủy của cá Koi

Ứng dụng và ý nghĩa phong thủy của cá Koi

Nếu nuôi 6 con cá Koi màu đen được cho là sẽ giúp gia chủ sinh tài bởi vì màu đen là đại diện cho hành thủy, số 6 trong phong thủy là đại diện cho hành kim mà kim sinh thủy, trong nước có vàng thì nguồn nước sẽ trở nên vô tận. Vì vậy khi nuôi 6 con cá Koi màu đen trong bể nước sẽ tương ứng với kim sinh thủy, với ý nghĩa có vàng trong nước, sản sinh nhiều tài lộc.

Nuôi cá Koi có thể thúc đẩy tài chính, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Cá Koi trong phong thủy được cho là loài cá sinh tài, nuôi cá Koi trong nhà có thể giúp bạn tăng vận may về tài chính, tốt cho sự nghiệp của bạn.

Ở Nhật Bản cá Koi được gọi là cá thần, tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc. Cá Koi nhật bản rất đẹp, rực rỡ, cuốn hút bởi vậy mà người Nhật Bản coi cá Koi là loài cá quốc gia của Nhật Bản. Từ năm 1960 tại Nhật Bản, nhiều người có sở thích nuôi cá Koi và lập thành trang trại chuyên nuôi cá Koi. Một số loài cá Koi nổi tiếng của Nhật được xếp vào loại xuất sắc có giá rất đắt.

Ở Trung Quốc, cá Koi ngày càng được yêu thích, được biết đến như loài cá may mắn, cá phong thủy, vua của cá cảnh. Cá Koi được người Trung Quốc coi là tốt lành từ thời cổ đại. Ngày xưa loại cá này thường được nuôi trong ao của các đền chùa với ý nghĩa tốt lành. Hiện nay những nhà có điều kiện hoặc các doanh nghiệp vẫn giữ phong tục mua cá Koi trong lễ hội mùa xuân với mong muốn khởi đầu năm mới với nhiều thuận lợi.

Các chỉ tiêu lựa chọn cá Koi

Chọn cá có màu sắc sáng: đỏ thì đỏ tươi, đen thì đen như mực, màu sắc phải rõ ràng, cạnh gọn gàng, cá Koi có các nét bị mờ, xỉn màu thì không nên chọn. Mỗi loài cá có hoa văn khác nhau nhưng cần lựa chọn cá có hoa văn rõ ràng.

Các chỉ tiêu lựa chọn cá Koi

Các chỉ tiêu lựa chọn cá Koi

Không nên chọn cá có kích thước quá lớn: Cá nuôi chơi gia đình thông thường nên chọn cá Koi có kích thước chiều dài từ 10 – 20cm điều này là bởi bể cá gia đình thường có kích thước vừa phải.

Cơ thể cá phải thẳng, đối xứng, vây lưng, vây ngực, vây đuôi cần hài hòa, bề mặt cơ thể cá không xây xước.

Cá phải khỏe mạnh, mịn màng, nhìn tự nhiên, cá bơi nhanh nhẹn, ăn uống tích cực, hình dáng cân đối, có miệng dày và có đuôi khỏe. Các bộ phận thanh thoát, kéo dài, thẳng và uyển chuyển. Nếu cá khỏe mạnh chắc chắn sẽ giảm tình trạng mắc bệnh. Có thể thử bằng cách cho cá ăn ít mồi, nếu cá ăn nhanh chứng tỏ cá rất khỏe mạnh.

Kỹ thuật nuôi cá Koi

Trong những năm trở lại đây, người ta bắt đầu lai tạo ra nhiều loài cá chép tuyệt đẹp, có thể nói là mang tính chất đột phá. Tiêu biểu cho giống cá chép mới là Koi. Koi cũng trở thành một đặc trưng của đất nước mặt trời mọc. Koi cũng giống như những người loài cá chép khác, rất dễ nuôi và mau lớn. Nhưng chúng ta cũng nên chú ý đến một số kỹ thuật chăm sóc chúng cho thật tốt.

Kỹ thuật nuôi cá Koi

Kỹ thuật nuôi cá Koi

Nước nuôi cá Koi

Chúng là loài cá to nên cần môi trường nước khá rộng. Ðể cá có sức khoẻ vững bền, nước nuôi cá phải luôn được giữ trong sạch. Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, nhiệt độ, pH, NH3…Nồng độ pH luôn phải từ 7 – 7.5 được coi là lý tưởng. Nên tránh sự thay đổi độ pH quá bất ngờ đột ngột vì như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của cá.

Nếu nồng độ Nitrite trong nước quá cao hoặc bạn có nhu cầu để thay nước hồ thì cũng không nên thay một lần mà nên thay từ từ, cứ 2 ngày rút đi khoảng một phần ba thể tích của hồ cho đến khi nước hồ trong lại.

Bạn cũng nên chú ý đến các loại rong tảo phát triển trong nước, nếu rong tảo phát triển quá nhiều sẽ hút hết nồng độ oxygen trong nước và làm cá nghẹt thở.

Ðể làm giảm sự phát triển của rong tảo bạn có thể trồng thêm những loại cây trong nước như sen, cỏ sậy quanh hồ, một thác nước nhỏ hoặc một vòi phun nước (dạng giếng phun) cũng có tác dụng đáng kể.

Thức ăn cho cá Koi

Cá Koi là loài cá ăn tạp, cá ba ngày tuổi tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài như: Bo bo và các loài động phiêu sinh khác, cũng có thể ăn lòng đỏ trứng chín.

Cá được 15 ngày tuổi bắt đầu chuyển tính ăn, ăn động vật đáy, do đó giai đoạn này, tỉ lệ sống bị ảnh hưởng lớn. Trong điều kiện nuôi, chúng ta phải cung cấp thức ăn bên ngoài như trùn chỉ, loăng quăng, hoặc gây nuôi tốt các động vật phiêu sinh và động vật đáy để có thể cung cấp tốt nguồn thức ăn tự nhiên cho cá … Vai trò của nguồn thức ăn tự nhiên trong giai đoạn này quyết định tỉ lệ sống của cá.

Các bệnh thường gặp ở cá Koi

Cá Koi thường mắc một số bệnh như: bệnh liên quan đến một số loại nấm thông thường, thối mang, một số bệnh về đường ruột, bệnh trên da…Chú ý nên sử dụng thuốc thích hợp để giúp cải thiện, lành bệnh cho cá. Mặc dù nuôi cá Koi không thể tránh khỏi tình trạng cá mắc bệnh tuy nhiên cần có những biện pháp để ngăn ngừa bệnh cho cá Koi như: đảm bảo nguồn nước không bị ô nhiễm, vệ sinh môi trường thường xuyên, hồ nước đủ oxy, cho cá ăn hợp lý, cần phải che chắn để tránh nắng trực tiếp vào mùa hè…

Phương pháp nhân giống cho cá Koi

Cá Koi có thể đẻ dể dàng trong môi trường nhân tạo khi thuần thục ở 1 năm tuổi . Thường thì được cho đẻ theo từng nhóm nhỏ cân đối trống mái hoặc cá trống nhiều hơn cá mái. Bể đẻ thường không sâu và khá trống trải để sau khi cá đẻ có thể bắt cá bố mẹ ra ngoài. Cá đẻ thường vào sáng sớm, cá trống luôn bám đuổi và thúc vào hông cũng như vùng bụng của cá mái. Cá mái 2- 3 năm tuổi có thể cho 150 đến 200 ngàn trứng/mỗi lần đẻ. Trứng rơi rãi bám lên khắp nơi trong bể: nền, cây thủy sinh, rễ bèo hay lục bình.

Phương pháp nhân giống cho cá Koi

Phương pháp nhân giống cho cá Koi

Chọn cá bố mẹ

Chọn cá thuần chủng, không lấy cá đực và cái trong cùng một lứa, chỉ chọn hoặc đực hoặc cái. Cá đực có gờ nhám ở vây ngực, lỗ sinh dục lõm khi, vuốt nhẹ bụng phía gần lỗ sinh dục thấy có chất dịch màu trắng chảy ra. Cá cái: sờ vây ngực nhẵn, lỗ sinh dục lồi. Cá đực có nhiều núm tròn trên vây ngực, cá cái thì có thân hình tròn hơn.

Cần nuôi vỗ cá bố mẹ: diện tích ao 500 – 1.000 m2 hoặc lớn hơn, độ sâu 1,2 – 1,5 mét. Ao gần nguồn nước để có thể chủ động thay nước, mặt ao thoáng, không bóng cây che, trên bờ không có bụi rậm. Bờ ao cao hơn mực nước thủy triều cao nhất 0,5 m. Nuôi chung cá bố mẹ, mật độ 20 – 25 con/100 m2. Tỉ lệ đực: cái khi nuôi vỗ: 1: 2 hay 1: 3.

Thức ăn và chế độ ăn

Thức ăn: cám có 35 – 40% đạm, bón phân gây màu định kỳ tạo nguồn thức ăn tự nhiên, lượng phân bón tùy vào màu nước, phải dùng phân chuồng đã ủ hoai.

Lượng thức ăn: 5 – 7% tổng trọng lượng đàn, có thể thay đổi tùy vào điều kiện khí hậu môi trường có thuận lợi hay không hoặc tùy vào sức khỏe đàn cá.

Cá Koi tương đối dễ nuôi, việc chăm sóc cũng như ao nuôi các loài cá nước ngọt khác.

Cải tạo ao trước khi thả giống: quy trình cải tạo ao trước khi thả giống cũng giống như ao nuôi các loài cá nước ngọt khác. Tuy nhiên cần lưu ý: cá chép nói chung thích ăn mồi ở tầng đáy, chủ yếu là động vật đáy, do đó để nâng cao năng suất nuôi và hiệu quả sử dụng ao hồ cần quan tâm đến việc gây nuôi động vật đáy để làm nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Bón phân gây màu: phân chuồng đã ủ hoai 25 – 50kg/100 m2 và phải bón định kỳ (tùy vào màu nước trong ao có thể bón 1 – 2 lần/tháng).

Chuẩn bị cho cá đẻ

Khi cá được 7 – 8 tháng tuổi là đến giai đoạn thành thục. Kiểm tra độ thành thục của cá bố mẹ để chọn cá cho sinh sản. Chọn cá có màu sắc và hình dạng như mong muốn và có độ thành thục tốt như sau:

  • Đối với cá cái: lật ngửa bụng cá, chọn những con bụng to, da bụng mềm đều, lỗ sinh dục sưng và có màu ửng hồng, trứng có độ rời cao, nếu vuốt nhẹ bụng cá từ ngực trở xuống cá tiết ra vài trứng.
  • Cá đực: chọn những con có tinh dịch màu trắng sữa, kiểm tra bằng cách vuốt nhẹ phần bụng gần lộ sinh dục. Tuy nhiên, không nên vuốt nhiều lần vì cá sẽ mất nhiều tinh dịch ảnh hưởng đến tỉ lệ thụ tinh.

Chuẩn bị bể đẻ và giá thể

Bể đẻ là hồ xi măng, đáy bằng phẳng và không có vật nhọn. Diện tích 2,5 x 5 x 1,2m, giăng lưới xung quanh bên trong với mục đích dễ thu gom cá bố mẹ sau khi sinh sản và tiện cho việc theo dõi cá sinh sản. Mực nước cấp vào bể đẻ ban đầu khoảng 0,5m và phải lấy trước 2 ngày.

Cá chép Nhật là loài cá đẻ trứng dính trên cây cỏ thủy sinh nên giá thể là rất cần thiết. Có thể chọn bèo lục bình: vệ sinh sạch sẽ, ngắt bớt phần lá và rễ già để tạo chùm rễ thông thoáng, nên chọn phần rễ 30cm, phần thân 20cm là tốt nhất, ngâm vào nước muối 5% để sát trùng, loại bỏ ký sinh trùng khác.

Bố trí cho cá sinh sản

Phối màu: màu sắc không nên phối hợp một cách tùy tiện và theo các hướng tương đối sau:

  • Cá bố mẹ đều có màu gấm vàng hay màu gấm bạc cho sinh sản riêng và không phối sinh sản với các màu sắc khác, để có được thế hệ cá con có màu sắc chủ yếu như cá bố mẹ.
  • Cá bố mẹ tương đối có hai màu trên thân là đỏ, đen hay trắng, đen hay đỏ, trắng được cho sinh sản chung với cá có ba màu đỏ, đen, trắng.

Mật độ tỉ lệ đực cái tham gia sinh sản

Trung bình 0,5 – 1 kg cá cái/m2 bể đẻ (khoảng 2 cá cái/m2 bể đẻ). Tỉ lệ đực: cái tham gia sinh sản = 1,5/1 đến 2/1 để đảm bảo chất lượng trứng thụ tinh.

Việc lựa chọn cá bố mẹ thường được tiến hành vào buổi sáng: 8 – 9 giờ, khi cá bố mẹ được lựa chọn phù hợp thì cá được đem lên bể đẻ, kích thích dưới ánh sáng mặt trời. Độ chiếu sáng trung bình trên hồ là 8/24 giờ. Đến xế chiều, 16 – 17 giờ cho giá thể vào và tạo dòng nước chảy nhẹ vào hồ. Bố trí hệ thống sục khí để tăng cường oxy. Việc phơi nắng và tạo dòng chảy hay tăng cường oxy là các yếu tố kích thích sự sinh sản của cá.

Hoạt động sinh sản của cá

Cá được đưa lên bể như trên sẽ đẻ trứng ngay vào hôm sau, khoảng 4 – 5 giờ sáng. Nếu cá chưa sinh sản thì phải bố trí lại từ đầu và tiếp tục sử dụng các yếu tố kích thích như ban đầu.

Tương tự như cá vàng hay cá chép thường, trước khi sinh sản, có hiện tượng cá đực rượt đuổi cá cái. Dưới sự kích thích của nước mới, cá vờn đuổi nhau từ bên ngoài và chui rúc vào ổ đẻ, tốc độ vờn đuổi càng lúc càng tăng thì cá sẽ đẻ dễ dàng. Cá cái quẫy mạnh phun trứng, cá đực sẽ tiến hành thụ tinh nơi trứng vừa được tiết ra. Trong suốt quá trình sinh sản, cá đực luôn bám sát cá cái để hoàn tất quá trình sinh sản.

Đối với trường hợp cá không sinh sản, cần vớt giá thể ra vào khoảng 9 – 10 giờ sáng hôm sau, hạ bớt một phần nước trong hồ, tiếp tục để cho cá được phơi nắng trong hồ đến xế chiều cho thêm nước mới vào để kích thích cá đẻ tiếp tục và cho giá thể vào. Tạo điều kiện môi trường như lần đầu, hôm sau cá sẽ đẻ lại.

Ấm trứng

Thường xuyên cho nước chảy nhẹ nhàng hoặc thay một phần lượng nước trong thau ấp bằng lượng nước đã dự trữ sẵn. Thau trứng luôn được sục khí liên tục, nhất là trứng sắp nở. Tránh sự chiếu sáng trực tiếp của ánh sáng mặt trời.

Trứng thụ tinh sau khoảng 24 giờ sẽ thấy hai mắt đen li ti. Quá trình phát triển phôi cần lượng oxy rất cao, nhất là thời điểm trước và sau khi trứng nở, vì cơ thể cá chuyển từ trạng thái phôi bất động sang trạng thái vận động, quá trình trao đổi chất tăng. Mặt khác, các enzym được tiết để phá vỡ mối liên kết màng trứng chỉ hoạt động trong điều kiện giàu oxy, nếu thiếu oxy thì enzym bị ức chế dẫn đến tỉ lệ nở thấp.

Trong giai đoạn cá mới nở, cá dễ chết hàng loạt nếu trên bề mặt có lớp váng. Do thiếu oxy, vì vậy phải tăng cường sục khí sau khi trứng nở.

Ương cá bột

Thường xuyên cho nước chảy nhẹ nhàng hoặc thay một phần lượng nước trong thau ấp bằng lượng nước đã dự trữ sẵn. Thau trứng luôn được sục khí liên tục, nhất là trứng sắp nở. Tránh sự chiếu sáng trực tiếp của ánh sáng mặt trời.

Trứng thụ tinh sau khoảng 24 giờ sẽ thấy hai mắt đen li ti. Quá trình phát triển phôi cần lượng oxy rất cao, nhất là thời điểm trước và sau khi trứng nở, vì cơ thể cá chuyển từ trạng thái phôi bất động sang trạng thái vận động, quá trình trao đổi chất tăng. Mặt khác, các enzym được tiết để phá vỡ mối liên kết màng trứng chỉ hoạt động trong điều kiện giàu oxy, nếu thiếu oxy thì enzym bị ức chế dẫn đến tỉ lệ nở thấp.

Trong giai đoạn cá mới nở, cá dễ chết hàng loạt nếu trên bề mặt có lớp váng. Do thiếu oxy, vì vậy phải tăng cường sục khí sau khi trứng nở.

Tuổi thành thục của cá chép từ tám tháng đến một năm tuổi. Mùa vụ sinh sản chính là mùa mưa, nhưng hiện nay do cá chép đã được thuần hóa nên có thể sinh sản tốt quanh năm. Cá không chăm sóc trứng và có tập tính ăn trứng sau khi sinh sản. Sức sinh sản tương đối thực tế của cá: 97.000 trứng/ kg trọng lượng cá.

Tuy nhiên, sức sinh sản này còn tùy thuộc vào điều kiện nuôi, chế độ dinh dưỡng và các yếu tố môi trường khác như: thời gian phát triển phôi khoảng 8 – 42 giờ ở nhiệt độ nước 26 – 310C. Ngoài tự nhiên: cá đẻ ở vùng nước tù có rễ, cây cỏ thủy sinh, độ sâu khoảng 1 mét. Trong điều kiện nhân tạo: nếu có điều kiện tạo mưa nhân tạo, có giá thể là rễ cây lục bình hoặc xơ nilông, nước trong sạch, mát.

Đặc điểm của trứng: trứng dính, hình tròn, đường kính 1,2 – 1,3mm, màu vàng trong, thời gian phát triển phôi: từ 36 – 40 giờ ở nhiệt độ 28 – 300C. Trong điều kiện nuôi ở nước ta, thời gian tái phát dục của cá đực khoảng 15 ngày, của cá cái khoảng 20 – 30 ngày. Thời gian tái phát dục của cá còn tùy thuộc vào bản thân loài và điều kiện sống, mùa vụ …

Giá bán cá Koi trên thị trường

Cá Koi được phân nhiều mức giá, theo loại cá koi, giống cá và chiều dài thân cá, mầu sắc và vẻ đẹp của cá. Cá Koi có nhiều mức giá khác nhau:

Một số lưu ý khi mua cá Koi để tránh giá cao

Cá koi bướm giá bao nhiêu? Trước tiên, để mua được những dòng cá Koi tránh giá cao, bạn nên lựa chọn những địa chỉ mua cá uy tín để tránh bị chèn ép giá.

Nên lựa chọn những giống cá phải được nhân bản, cấy giống trực tiếp từ giống cá Koi Nhật Bản như vậy thì màu sắc và ý nghĩa của chúng mới được như ý.

Nên tham khảo giá cá Koi qua bạn bè, người thân hoặc những công cụ tìm kiếm để tìm ra địa chỉ mua cá có mức giá phù hợp nhất.

Đặc biệt, không nên lựa chọn những loại cá Koi quá rẻ bởi chúng sẽ bị lai tạp, có màu sắc không đẹp và sức khỏe của chúng cũng không được tốt.

Trên đây là những thông tin về cá Koi do baokhuyennong.com tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Nếu như bạn đang dự định nuôi cá Koi thì những thông tin trên đây thật sự là rất hữu ích cho bạn đấy!

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cá Koi – Những thông tin cần biết về cá Koi tại Mua Bán Thuỷ Sản bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.