Bạn đang xem bài viết Cá Mặt Trăng – Đặc điểm sinh học Cá Mặt Trăng tại Mua Bán Thuỷ Sản bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cá mặt trăng là một trong những loài cá có tên gọi cực đẹp dưới lòng đại dương, thuộc họ cá mặt trời trong bộ nhà cá nóc. Cá mặt trăng được xếp vào loại một trong nhiều bí ẩn mà các nhà thám hiểm luôn muốn tìm tòi, giải đáp? Giống cá này có những đặc điểm gì tiêu biểu? Cùng chúng tôi giải đáp tất cả những thắc mắc trên thông qua bài viết đã được tổng hợp bên dưới đây.

Cá mặt trăng là cá gì?

Khám phá gần đây nhất cho thấy tại vùng biển Nghệ An của nước ta, một số ngư dân đã bắt gặp tung tích của loài cá này với số lượng cực kì hiếm có. Vì sao chúng lại được sách đỏ bảo vệ nghiêm ngặt đến vậy

Cá mặt trăng nhiều địa phương còn gọi là cá mặt trời, có tên gọi khoa học là Mola mola. Chúng là loài cá biển có kích cỡ tương đối lớn.

Đặc điểm nhận dạng dễ nhận biết nhất của cá mặt trăng chính là các màu sắc sặc sỡ trên cơ thể khổng lồ của chúng.

Cá mặt trăng

Cá mặt trăng

Dù kích cỡ to thế nhưng thân hình của cá mặt trăng lại khá ngắn, chúng chủ yếu phát triển ở chiều dọc.

Đại dương những nơi có vùng nước sâu là địa điểm mà cá mặt trăng khổng lồ ưa chuộng và thường hay lặn xuống săn mồi.

Tuy nhiên, thực ra chúng sống ở tầng mặt, mục đích là muốn tự sưởi não và mắt ấm hơn nhiệt độ biển, nơi mà chúng sống.

Đặc điểm hình dáng cá mặt trăng

Cá mặt trăng có hình dáng thân bầu dục, chúng dẹp về phía 2 bên, kích cỡ chiều dài của thân không nhiều, trung bình rơi vào khoảng 3,5- 5,5m.

Dù chiều dài chưa đạt được ngưỡng to lớn với uy danh loài cá khổng.

Tuy nhiên, trọng lượng của chúng thì lại khiến người ta không tránh khỏi ngạc nhiên bởi nó nặng đến 1400 kg đến 1700 kg (Andriaxep, năm 1954).

Dẫu nhìn xa cá mặt trăng có vẻ chỉ cụt ngủn và có phần nhỏ bé, nhưng sự thực thì chúng khổng lồ hơn bạn tưởng nếu tiếp xúc ở cự ly gần..

Đặc điểm hình dáng cá mặt trăng

Đặc điểm hình dáng cá mặt trăng

Trông giống như giống như một hòn đá có hình trái xoan, các bộ phận trên cơ thể của chúng có phần đầu là chiếm diện tích lớn nhất.

Chính vì vẻ ngoài khá mất cân đối như vậy nên so với những “kình ngư của đại dương” thì cá mặt trăng có phần kém cỏi hơn rất nhiều về mảng bơi lội.

Vây lưng cũng như vây hậu môn của chúng tương đối ngắn, lại nằm ở phần cuối cùng của thân và gần như đối xứng với nhau theo hướng trên- dưới.

Vây ngực thì lại nhỏ, có hình tròn, vây đuôi dài nhưng lại sở hữu vị trí khá thấp.

Chúng bao quanh toàn bộ khu vực phía sau 1 cách rườm rà và không có tác dụng gì hỗ trợ chuyện bơi lội.

Các đường nét, góc cạnh bên mép ngoài của cá mặt trăng không bằng phẳng như đại đa số các loài cá khác .

Ngược lại, chúng khá gập ghềnh, lượn song, chỗ cao chỗ thấp, không đều.

Phần da có phần thô, xấu xí và hoàn toàn không có vảy.

Thay vào đó lại trở nên nhám và dai không mang yếu tố thẩm mỹ cho mấy. Về màu sắc thì bên trên thường là xám hoặc nâu, còn bên dưới nhạt hơn.

Sự thực thì cá mặt trăng không có một cái đầu to như mắt thường chúng ta nhìn thấy.

Chính xác đó chỉ là vẻ ngoài ngụy trang để kẻ thù phải dè chừng, lo sợ. 2 bộ phận mắt, miệng của chúng rất nhỏ.

Miệng của cá mặt trăng không hề tương thích với thân hình bởi nó duy nhất chỉ 2 hàm răng làm thành 1 chiếc mỏ.

Con cá Mặt Trăng ăn gì?

Chính vì vậy mà mặc dù có thân hình khổng lồ nhưng cá mặt trăng chẳng bao giờ ăn được những con mồi có kích cỡ to lớn.

Thức ăn chính của chúng chỉ bao gồm rêu, tảo, giáp xác nhỏ và các phiêu sinh vật khác.

Con cá Mặt Trăng ăn gì

Món ăn yêu thích của chúng là các loại rong, thủy mẫu, động vật giáp xác phù du, ấu trùng cá chình…

Cá Mặt Trăng - Đặc điểm sinh học Cá Mặt Trăng 8

Tập tính của cá Mặt Trăng khổng lồ

Sở hữu vẻ ngoài hung bạo, to lớn và có phần đáng sợ là vậy, tuy nhiên cá mặt trăng chính vì cấu tạo thân hình cụt ngủn nên chúng vô cùng yếu ớt.

Hầu hết thời gian trong ngày chúng không đủ sức khỏe bơi lội như những loài cá khác mà chỉ thả mình trôi theo dòng nước bồng bềnh.

Ngay cả những con cá trưởng thành thì sức khỏe cũng khá khẩm hơn, chúng chỉ thay đổi phong cách thành bơi nghiêng theo một hướng.

Đặc điểm sinh học cá Mặt Trăng đuôi nhọn

Nhìn chung thì cá mặt trăng có hình thù khá kì dị, da vẻ sần sùi, không được vẻ ngoài như các giống cá khác . Chúng khoác lên người hình trái xoan lại không được bao phủ bởi lớp vảy.

Phân bố chủ yếu của loài cá mặt trăng là những khu vực biển của vùng nhiệt đới và trôi nghiêng theo một bên chính là đặc điểm sinh học chính có phần thú vị ở loài cá này.

Cá Mặt Trăng - Đặc điểm sinh học Cá Mặt Trăng 9

Cấu trúc cơ thể của cá mặt trăng khổng lồ

Vì thói quen sống ở vùng nước sâu nên các chức năng thần kinh cũng như giác quan của cá mặt trăng có phần bị suy giảm và ảnh hưởng rất nhiều.

Dưới tác động kể trên, một số nhóm cá cùng sống ở khu vực này đã tiến hóa thêm chức năng tự sưởi ấm mắt và não nhằm hạn chế ảnh hưởng mà vùng nước sâu mang lại.

Sau kiểm tra và nghiên cứu trong quá trình dài, cuối cùng các nhà khoa học cũng phát hiện ra được bộ phần làm nhiệm vụ phát ra nhiệt để sưởi ấm của cá mặt trăng.

Không đâu khác đó chính là cơ hoành của chúng.

Cơ hoành được biết đến là nhóm cơ lớn nhất trong cơ thể, chúng nằm kế khu vực não và dây thần kinh thị giác chỉ cách não một lớp xương mỏng.

Các cơ của cá mặt trăng tất thảy đều được bao bọc bởi 1 lớp mỡ mỏng để ngăn chặn môi trường nước cực lạnh bên ngoài và cả trong khe mang.

Quá trình sinh sản của cá mặt trăng

Ở đại dương bao la rộng lớn còn nhiều bí ẩn chưa được giải bày cũng như những nhiều điều bí mật vẫn chưa tỏ tường.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay theo sự hiểu biết của khoa học thì cá mặt trăng được xếp vào loại những loài cá có khả năng đẻ trứng nhiều nhất dưới đại dương.

Quá trình sinh sản của cá mặt trăng

Quá trình sinh sản của cá mặt trăng

Dù chỉ mang thai trong ngắn ngủi có 3 tuần nhưng số lượng trứng của chúng trong mỗi chu kì sinh sản lên đến khoảng 300 triệu trứng.

Một con số khổng lồ khó có thể hình dung được mức độ nhiều của chúng.

Theo dòng nước, những trứng này trôi dạt khắp mọi nơi một cách vô định. Lúc còn nhỏ thì cá mặt trăng con cũng bơi như các dòng cá kiểng khác.

Thế nhưng, đến khi bắt đầu trưởng thành và dần to lớn thì thân hình “rườm rà” của chúng không cho phép điều đó nữa. Thay vào đó là trôi nghiêng theo dòng nước.

Cá Mặt Trăng thường phân bố ở đâu

Cá mặt trăng phân bố rộng trên toàn thế giới, trong cả các vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới, tuy nhiên ở xứ nhiệt đới chiếm số lượng đông đảo, tập trung nhiều hơn.

Tùy theo mùa và thời tiết, khí hậu biển mà cá mặt trăng sẽ di cứ tìm nơi ẩn nấp thích hợp.

Giả sử như nếu thời tiết quá oi bức, cá sẽ di chuyển sang các vùng ôn đới, thậm chí đến cả hàn đới để tìm hơi lạnh.

Đến khi nơi đây chuyển mùa thì chúng lại di cư sang những nơi lân cận khu vực phía Bắc hoặc Nam xích đạo cư trú.

Mặc dù thân hình to lớn và khả năng bơi yêu ớt, nhưng để đối diện với những cơn sóng hoặc bão dưới lòng đại dương thì cá mặt trăng dùng cách lật ngang thân mình.

Tiếp đó dùng vây lưng và vây hậu môn bơi, trước tình huống sống còn thì tốc độ bơi lúc này của chúng không còn chậm chạp nữa.

Sở dĩ, chúng ta ít khi nhìn thấy và có kiến thức hẹp về giống cá mặt trăng là vì chúng sống rất xa đất liền- nơi con người sinh sống.

Những chú cá mặt trăng con bơi lội bình thường đến khi trưởng thành mơi chuyển sang nằm nghiêng.

Cá con tập hợp thành đàn để tìm thức ăn và học cách săn mồi, bảo vệ cho nhau.

Tuy nhiên, đến lúc lớn chúng chỉ thích sống đơn lập từng cá thể, trôi phiêu du khắp cõi đại dương.

Ở Việt Nam, sự xuất hiện của cá mặt trăng thuộc vào thang độ hiếm gặp. Thi thoảng tại vùng Bạch Long Vĩ của Vịnh Bắc Bộ người ta trông thấy cá mặt trăng với số lượng cực kì ít.

Cá mặt trăng tại nước ta là một trong số những loài động vật quý hiếm được nhà nước bảo vệ, cấm săn bắt hoặc buôn bán, khai thác, trao đổi dưới mọi hình thức.

Cá mặt trăng giá bao nhiêu tiền?

Cá mặt trăng giá bao nhiêu tiền?

Cá mặt trăng giá bao nhiêu tiền?

Gần đây, một số ngư dân ở Nghệ An, đã đánh bắt được một con cá có thân hình đặc biệt.

Một số ý kiến nhận định đấy chính xác là loại cá mặt trăng quý hiếm, một số khác thì không.

Do cư dân ven biển vốn không có nhiều kiến thức am hiểu sâu sắc lại chưa gặp được cá mặt trăng bao giờ nên không có gì để đối chiếu hay so sánh.

Trước tình hình này thì người ta đã mang con vật có hình thù kì lạ ấy đến Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu.

Như đã nói ở trên thì cá mặt trăng thuộc dạng giống cá trôi nổi khắp đại dương. Phạm vi phân bố rộng nên việc chúng trôi dạt tới vùng biển Việt Nam là khả năng hoàn toàn có thể xảy ra.

Do có giá trị kinh tế lớn nên nhiều người tìm cá mặt trăng, truy lùng, săn bắt để thu lợi bất chính. Tuy nhiên, bạn và những người xung quanh cần chung tay xóa bỏ đi tệ nạn này.

Để bảo vệ những con cá mặt trăng hiếm hoi còn sót lại dưới đại dương trước khi chúng lâm vào tình trạng tuyệt chủng.

Trên đây là những chia sẻ của baokhuyennong.com về loài Cá Mặt Trăng. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm những thông tin cần thiết về loài cá này bạn nhé!

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cá Mặt Trăng – Đặc điểm sinh học Cá Mặt Trăng tại Mua Bán Thuỷ Sản bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.