Baba thuộc:
Lớp bò sát: Reptilia
Bộ rùa: Chelonia
Họ baba: Trionycidae
Các loài thường gặp ở nước ta:
1. Baba trơn (Pelodiscus sinensis Wegmann 1835. Theo Bourret 1941): Tên phổ thông: baba sông, baba hoa.
2. Baba Nam bộ (Amyda cartilaginea Boddaert 1770. Theo Bourret 1941) Còn gọi là rùa đinh, cua đinh.
3. Baba gai (Palea steindachneri Siebenrock 1960).
4. Baba Đài Loan (Trionyx sinensis).
I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC:
1. Tập tính sống:
Baba là động vật thay đổi thân nhiệt, nhiệt độ thân của baba thay đổi từ từ và thường theo sau nhiệt độ không khí.
Chúng thường sống ở đáy sông, suối, đầm, hồ, ao… lặn giỏi, có thể bơi ở đáy nước hàng giờ nhờ vùng họng có nhiều mạch máu. Chúng bò nhanh và đi xa vượt qua đê vào đầm hồ, hay từ ao này sang ao khác.
Baba phàm ăn nhưng chậm lớn. Chúng thở bằng phổi, sống ở dưới nước là chính, thích chui rúc vào các hang hốc ở bờ kè đá, thường tập trung ở các đoạn sông tiếp giáp các cửa kênh, rạch dẫn nước vào đồng ruộng. Ban đêm yên tĩnh, baba hay lên bờ, ban ngày có thể thấy nó nhô đầu lên mặt nước, có khi bò lên bờ.
Baba có tính hung dữ như nhiều loài ăn thịt khác, nhưng lại nhút nhát thường chạy trốn khi nghe có tiếng động hay bóng người và súc vật qua lại.
Khi đói chúng ăn thịt lẫn nhau, có khi một con bị thương chảy máu thì các con khác xúm lại cắn xé một cách tàn bạo.
2. Tính ăn:
Ở môi trường tự nhiên baba ăn chủ yếu động vật như: động vật phù du, côn trùng, tôm tép, cua, cá. Khi nuôi baba thích ăn các con vật bắt đầu ươn thối, lúc ăn chúng thường tranh cướp mồi, ăn cả cám, bắp, khoai lang…
Chúng ăn khỏe vào mùa hè, lượng thức ăn bằng 5-10% trọng lượng thân. Mùa đông tháng 12 – 3 lạnh rét lượng thức ăn chỉ bằng 3-5% trọng lượng thân.
Baba có khả năng chịu đói, không có hành vi tấn công kẻ thù, lúc gặp địch hại chỉ trốn vào trong hang hay lặn xuống nước, chui vào bụi rậm co rụt đầu lại.
3. Sinh trưởng
Baba là động vật lớn chậm, sức lớn liên quan chặt đến điều kiện môi trường như: thời tiết, nhiệt độ, chất lượng thức ăn…
Nuôi 1 năm thường lớn 400 – 600g.
Nuôi 2 năm lớn 1 – 1,4kg.
Nếu nuôi baba với mật độ thưa, có nguồn thức ăn đầy đủ và nuôi có kinh nghiệm có khi nuôi 1 năm có con đạt 1 – 1,2kg.
Từ tháng 4 – 11 là thời kỳ baba bắt mồi mạnh và lớn nhanh.
Khi nhiệt độ xuống thấp dưới 100C, sức ăn giảm, sinh trưởng chậm.
Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng con cái lớn nhanh hơn con đực.
4. Sinh sản
Baba đẻ trứng trên cạn, thụ tinh trong. Có thể kéo dài thời gian thụ tinh tới 6 tháng, nên khi cho đẻ tỉ lệ con đực thường ít hơn con cái.
Mùa sinh sản chính: cuối xuân đầu thu.
Đẻ rộ vào những ngày mưa to, sấm chớp nhiều. Muốn tìm trứng chỉ cần đi ven các bãi sông, ven đầm hồ, ao thấy đất mới và các vết móng đào đất lấp ổ trứng mới đẻ của ba ba cái, lật nhẹ nhàng lớp đất, cát mỏng phủ phía trên, thấy lỗ nhỏ, đường kính miệng 4-5cm, sâu 10 – 15cm. Trứng xếp lần lượt từ đáy lên miệng, lúc mới đẻ thường dính vào nhau, vỏ hơi mềm.
Đẻ xong baba bò xuống ở nơi gần nhất nghỉ và canh giữ, nhân dân ta thường nói là baba “ấp bóng”.
Ba ba mẹ đẻ sau 5-7 ngày lại tiếp tục giao phối.
Cỡ 4 – 5kg có thể đẻ 4-5 lứa trong 1 năm.
Đường kính trứng cỡ lớn 17 – 20mm, nặng 6-6,5g/quả.
Nhiệt độ đẻ thích hợp là: 25 – 320C.
II. SẢN XUẤT GIỐNG BABA: (Baba giống Đài Loan)
1. Ao nuôi baba bố mẹ:
Ao nuôi phải có nguồn nước dồi dào, cấp thoát nước dể dàng, nước không bị nhiễm bẩn.
Ao nuôi có diện tích từ 100 – 400m2.
Độ sâu: 1,5 – 1,8m. Mực nước trong ao 1m.
Bờ ao phải có độ dốc để baba dễ dàng bò lên bờ phơi nắng cũng như tìm chổ đẻ.
Đáy ao có một lớp cát mịn hoặc đất pha cát dày 15 – 20cm.
Bờ ao phải đủ rộng để có nơi cho ba ba lên phơi nắng. Xung quanh bờ ao có tường bao, cao tối thiểu 50cm, tường được trát nhẵn, trên tường có gờ nhô về phía ao 10cm, chân tường sâu 40 – 50cm.
Trên bờ có trồng cây che mát làm nơi cho baba nghĩ và đẻ trứng.
Bãi đẻ trứng: Làm ở giữa ao hay cạnh ao, ở nơi yên tĩnh, diện tích lớn nhỏ tùythuộc vào lượng baba trong ao(khoảng 20con/m2), bải đẻ được cát sâu 50cm.
Ao nuôi baba bố mẹ
Bải đẻ trứng
2. Chọn baba bố mẹ:
– Phân biệt đực cái:
Baba đực: Mai hơi lõm xuống, sau mai có hình tròn. Đuôi dài cuống đuôi dầy hơn baba cái. Yếm lõm để khi giao phối áp sát vào mai con cái. Thường hoạt động mạnh hơn con cái. Cổ và đuôi dài hơn con cái, có thể vươn tận cuối mai của nó.
Baba cái: Mai gồ nhiều, có hình bầu dục, cuống đuôi mỏng hơn baba đực, yếm phía dưới gần như vòng cung. Tính nhút nhát hiền lành hơn baba đực. Đuôi và cổ mập hơn con đực, bầu con, dầy mình hơn. Khoảng cách giữa hai chân sau con cái rộng hơn con đực. Khi bắt đầu thành thục con đực thường lớn hơn con cái (có khi lớn hơn gấp 2 lần).
– Baba bố mẹ phải đồng đều, khỏe mạnh, không bị sây sát dị tật.
– Baba đạt một năm tuổi trở lên có thể tham gia sinh sản.
– Tỉ lệ đực:cái là 1:5
– Thức ăn: cho ăn cá, tép, ốc… xay nhuyễn. Cho ăn 2-3% trọng lượng thân. Thức ăn được đặt trên máng ở vị trí cố định.
Máng cho baba bố mẹ ăn
3. Đẻ trứng:
Baba đẻ trứng vào ban đêm, chúng bò quanh ao tìm nơi đất ướt, mềm, kín đáo để làm tổ đẻ trứng.
Baba dùng 2 chân sau, có khi là dùng mõm để hất đất lên tạo thành hố sâu 10-15cm làm ổ đẻ.
Baba dùng chân sau xếp trứng vào hố vừa mới đào sau đó lắp đất, cát lại.
Baba đẻ từ 5-30 trứng/lần. Trung bình từ 10-15 trứng/lần.
Sau những cơn mưa lớn baba không đẻ tập trung vào bãi mà đẻ rãi rác xung quanh bờ ao, nơi có đất mềm. Vào những ngày này nên di xung quanh bờ ao tìm tổ baba đẻ để thu trứng.
Baba đẻ trứng trong bải đẻ
Baba đẻ trứng ngoài bải đất
4. Thu trứng và ấp trứng:
– Khi thu trứng: ta lật nhẹ lớp đất, cát lên lấy trứng đem về ấp trong nhà.
– Ấp trứng trong khai (thùng xốp):
Cho vào khai ấp trứng một lớp cát sạch, mịm dày 4-5cm, xếp trứng vào khay thành từng hàng cho đến khi hết diện tích khai. Đổ một lớp cát khoảng 4-5cm lên trên và đậy nắp lại để giữ nhiệt cho khai ấp trứng.
Trong thời gian ấp trứng phải chú ý phun nước giữ ẩm cho cát (81-82%). Không để cát quá khô hay ướt quá nén chặt làm hư trứng.
Nếu điều kiện nhiệt độ cao (30-340) trứng nở sau 50-55 ngày.
Nếu điều kiện nhiệt độ thấp, biến động (25-340) sau hơn 60 ngày trứng nở.
Trong thời gian ấp tuyệt đối không đảo trứng.
Baba con vừa nở ra khoảng 15 phút phải cho vào nước. Nếu để khô baba con rất dể chết.
Ấp trứng baba trong thùng xốp
5. Ương baba giống:
– Baba mới nở được cho vào thau, xô nhựa bên trong có đặt lục bình hoặc giá thể cho baba bám vào. Thức ăn cho baba: lòng đỏ trứng luộc chín, trùng chỉ… Hàng ngày thay nước cho baba. Sau 1 tuần cho ba ba ra bể ương.
– Bể ương baba được xây bằng xi măng hoặc lót bạt, đáy bể đổ một lớp cát khoảng 10cm. Có bãi cát cho baba lên nghĩ ngơi và phơi nắng.
– Vệ sinh bể bằng: Thuốc tím, Formol, Chlorine… Sau đó bơm nước sạch vào bể mực nước trong bể từ 20-30cm thì tiến hành thả giống.
– Trước khi thả vào bể phải tắm baba trong dung dịch nước muối 10% hoặc thuốc tím 1ppm.
– Mật độ thả 30-50/m2
– Cho ăn: thức ăn cho baba giai đoạn này là trùng chỉ, trùng quế, cá, tép xay nhuyễn. Ngày cho ăn 1-2 lần, thức ăn được đặt trên máng ăn. Thường xuyên theo dõi lượng thức ăn để có điều chỉnh kịp thời tránh ô nhiễm nước nuôi.
– Hàng ngày trộn thêm vitamin + men tiêu hóa để tăng sức đề khánh và hổ trợ tiêu hóa cho baba.
Ương baba trong xô
Ương baba trong bể xi măng
III. NUÔI BABA THỊT
1. Chuẩn bị ao nuôi:
– Diện tích ao từ: 100-500m2.
– Độ sâu: 1,2-1,5m. Đáy ao chừa một lớp bùn sạch dày 10-20cm.
– Ao nuôi: phải gần nơi nước sạch, chủ động cấp thoát nước dể dàng, yên tĩnh, gần nhà để tiện chăm sóc và bảo vệ.
– Xung quanh bờ ao có thể trồng cây để che mát cho ao, cây ăn quả có giá trị… trồng vườn để tạo điều kiện thích với đời sống của baba.
– Quanh bờ ao, vườn xây tường cao 50-60cm, đỉnh tường có gờ ngang rộng 10cm hường về phía ao để baba không thoát ra ngoài.
– Khoảng cách giữa bờ ao và tường bảo vệ nên chừa một khoảng rộng 1m vừa trồng cây lấy bóng mát vừa làm chổ cho baba lên phơi mình nghĩ ngơi.
Bờ ao phải có độ dốc hay phải bắt cầu để baba lên xuống.
2. Chọn giống và thả giống:
Trước khi thả giống phải vệ sinh ao nuôi, thử nước giống như ao nuôi cá thịt.
– Chọn giống baba phải đồng đều kích cỡ, khỏe mạnh, không bị xây sát, dị tật.
– Mật độ thả: baba giống cỡ 10-15g/con thả với mật độ 10-15con/m2. Giống cỡ 200g thả 5-10con/m2. Baba cỡ 500g trở lên thả nuôi với mật độ 3con/m2.
– Trước khi thả giống ta ngâm baba vào nước muối 10%, hoặc dung dịch thuốc tím 1ppm để xát trùng cho baba.
Lưu ý: nên mua giống baba ở trại giống có uy tính. Hạn chế mua giống không có nguồn góc rõ ràng.
3. Thức ăn và cách cho ăn:
– Nên cho baba ăn bằng máng, đặt trên mặt nước để tiện việc theo dõi và hạn chế thức ăn rã ra hòa tan vào nước gây ô nhiễm ao nuôi.
– Máng ăn phải đặt một nơi cố định. Hàng ngày khi cho ăn nên đánh kẻng để tập thói quen cho baba.
– Thức ăn cho baba chủ yếu là động vật: cá, tép, trùng,ốc, cám, bột đậu nành, khoai lang… Được trộn với nhau rồi xay nhuyễn.
– Hàm lượng đạm: 40%.
– Ngày cho ăn 1-2 lần.
– Lượng cho ăn qua các giai đoạn:
+ Dưới 200g: cho ăn 7-10% trọng lượng thân.
+ 200g-500g: cho ăn 5-7% trọng lượng thân.
+ Trên 500g: cho ăn 3-5% trọng lượng thân.
– Nên thường xuyên trộn vitamin và men tiêu hóa vào thức ăn để tạo sức đề kháng và hỗ trợ tiêu hóa cho baba.
Thức ăn cho baba.
Cho baba ăn
4. Chăm sóc và quản lý:
– Hàng ngày kiểm tra lượng thức ăn trong máng để điều chỉnh kịp thời, tránh cho ăn quá dư thừa làm dơ nước, baba dễ bị nhiễm bệnh.
– Thường xuyên kiểm tra bờ bao, hành rào, cống bọng tránh tình trạng baba thất thoát ra ngoài. Nhất là sau những trận mưa rào phải tăng cường kiểm tra ao nuôi.
– Định kỳ thay nước cho ao nuôi 7 ngày/lần. Hoặc khi nước ao quá dơ.
– Đặc biệt phải đảm bảo yên tĩnh, hạn chế đánh bắt làm baba hoảng sợ.
– Sau một thời gian nuôi ta nên phân loại nuôi riêng để hạn chế tình trạng baba sát hại nhau.
– Baba từ 500g trở lên nên tách đực cái ra nuôi riêng. Nếu nuôi chung cho baba sinh sản để lấy trứng thì chỉ nên nuôi với tỉ lệ là 1đực:5cái.
5. Thu hoạch và vận chuyển:
Thu tỉa: Có thể xuống ao mò bắt, kéo lưới…
Thu toàn bộ: Tát cạn ao để bắt.
Vận chuyển ba ba: Vận chuyển gần có thể chứa chúng vào bao , sọt hay thùng thoáng, lót bèo giữ ẩm, xếp một lượt bèo một lớp ba ba tốt nhất là cho vào sọt, thùng chia làm nhiều ô. Quá trình vận chuyển thao tác cần nhẹ nhàng, tráng xây sát.
IV. PHÒNG TRỊ BỆNH CHO BABA
Nuôi baba đạt hiệu quả tốt ngoài việc thực hiện đúng kỹ thuật nuôi cần phải theo dõi hoạt động của cá để phát hiện bệnh dịch kịp thời để có biện pháp điều trị thích hợp.
Các nguyên tắc phòng bệnh cho baba.
1. Cải tạo ao thật kỹ, đúng kỹ thuật trước khi thả baba nuôi.
2. Chọn giống: phải đồng đều kích cỡ, không bị xây xát, dị tật.
3. Thả nuôi đúng mật độ, không thả quá dày.
4. Cho ăn: đủ lượng và đủ chất.
5. Định kỳ bổ sung thêm vitamin, khoáng để tăng sức đề kháng cho baba nuôi.
6. Thường xuyên theo dõi và kiểm tra chặt chẻ các yếu tố môi trường.
Một số bệnh thường gặp trong quá trình nuôi baba:
1. Bệnh sưng cổ
Triệu chứng: Cổ sưng to, bụng có các nốt mụn đỏ, mắt trắng đục, khi bị nặng chảy máu mũi, hai mắt sưng đỏ có khi bị mù.
Cách phòng trị:
– Đảm bảo nước ao nuôi sạch sẽ.
– Trộn thuốc Tetracyline hay Chlorocid hoặc Sulfamidine… vào thức ăn, cho ăn trong 3 ngày liền, lượng thuốc ngày đầu 0,2g/kg thức ăn, các ngày sau giảm đi một nửa.
2. Bệnh nấm thủy mi
Do nấm thủy mi gây ra thường thấy ở ba ba giống.
Triệu chứng: Trên vùng da bị thương có các bông nấm trắng, thường ký sinh ở cổ, chân, mai, bụng. Lúc mới phát bệnh ba ba kém ăn, lờ đờ. Bệnh nặng mai lưng mềm và mỏng, hoạt động yếu ớt rồi chết.
Cách trị:
Cho ba ba bò lên cạn phơi nắng để diệt nấm, bảo đảm nước ao sạch sẽ.
Ngâm ba ba trong dung dịch muối ăn 2-3% trong 10-30 phút.
3. Bệnh loét da
Bệnh do nhiễm trùng vết thương gây ra, chất độc do vi khuẩn tiết ra làm loét da chân, cổ, nách… khi nặng còn lòi cả xương.
Cách phòng trị:
– Đảm bảo nước ao luôn sạch sẽ.
– Cách ly con bệnh với con khỏe.
– Ngâm con bệnh trong dung dịch thuốc kháng sinh 10 ppm Sulfamis, trong 48 giờ.Hạn chế ba ba cắn nhau dễ gây bị thương.