Bạn đang xem bài viết Những thông tin cơ bản liên quan đến sò huyết tại Mua Bán Thuỷ Sản bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sò huyết, một trong những loại hải sản phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới, không chỉ là một nguồn dinh dưỡng giàu protein mà còn là một biểu tượng của hương vị biển ngon tuyệt. Từ những quán hải sản ven biển đến các nhà hàng cao cấp, sò huyết luôn là một lựa chọn phổ biến không chỉ về hương vị mà còn về giá trị dinh dưỡng. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những thông tin về loại sò huyết này qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Sò huyết là gì?
Sò huyết (tên khoa học là Anadara granosa; tên tiếng Anh: Blood cockle) là loại nhuyễn thể hai mảnh (Bivalvia), sống ở vùng trung triều ven biển và các đầm phá… ở độ sâu 1-2 mét so với mặt nước. Sò huyết phân bố ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương từ đông châu Phi đến Úc, Nhật Bản. Tại Việt Nam, người dân quen gọi là sò trứng hay sò tròn. Sò trưởng thành dài 5–6 cm và rộng 4–5 cm. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những thông tin về loại sò huyết này qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Đặc điểm hình thái của sò huyết
Vỏ dày chắc, có dạng hình trứng, cá thể lớn có vỏ dài 60 mm, cao 50 mm, rộng 49 mm. Mặt ngoài của vỏ gờ phóng xạ rất phát triển, có khoảng 18-21 gờ. Trên mỗi gờ phóng xạ có nhiều hạt hình chữ nhật, đối với những cá thể già ở xung quanh mép vỏ những hạt này không rõ lắm. Bản lề hình thoi, rộng, màu nâu đen, có nhiều đường đồng tâm hình thoi. Mặt trong của vỏ có màu trắng sứ, mép vọ có nhiều mương sâu tương ứng với đường phóng xạ của mặt ngoài. Mặt khớp thẳng, có nhiều răng nhỏ, vết cơ khép vỏ sau lớn hình tứ giác, vết cơ khép vỏ trước nhỏ hơn hình tam giác (Nguyễn Chính, 1996).
Môi trường sống của sò huyết
Sò huyết có thể sống trong vùng nước đến độ sâu 20m, nhưng chủ yếu tập trung ở vùng ven biển, trong vùng trung triều với đáy là bùn/bột, độ mặn tương đối thấp, khoảng 14 – 300, và nhiệt độ tối ưu 20 – 30 °C. Thức ăn quan trọng của chúng là các mảnh vụn hữu cơ, thực vật phù du và tảo đơn bào. Sò huyết sinh sản từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau và thành thục sau hơn 1 đến 2 năm. Con cái có thể sinh 518.400 – 2.313.200 trứng.
Theo báo cáo của FAO, sản lượng đánh bắt hàng năm từ 1.415 tấn năm 1995 lên 6.503 tấn năm 1999 (Trung Quốc, Đài Loai, Hàn Quốc). Trong khi đó, sản lượng nuôi trồng hàng năm từ 252.233 tấn năm 1995 lên 315.811 tấn năm 1999 (Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia). Sản lượng trên toàn cầu năm 1950 khoảng 3.000 tấn và tăng lên hơn 70.000 tấn năm 2003.
Phân bố Sò huyết
Sò huyết (Anadara) phân bố ở các bãi bùn mềm, ít sóng gió và nước lưu thông. Các bãi sò thường gần các cửa sông có dòng nước ngọt đổ vào, nồng độ muối tương đối thấp. Sò nhỏ sống trên mặt bùn, sò lớn vùi sâu trong bùn khoảng 1 – 3cm. Chúng dùng mép vỏ và màng áo ngoài thải nước làm thành lỡ ở mặt bùn để hô hấp và bắt mồi.
Sò không vùi sâu nên yêu cầu về chất đáy chỉ cần khoảng 15cm bùn mềm nhưng tốt nhất là nền đáy là bùn pha một ít cát mịn. Sò có thể sống ở vùng triều (littoral) và vùng dưới triều (sublittoral) đến độ sâu vài mét. Nơi thích hợp nhất cho sò là tuyến triều thấp.
Sò có khả năng thích nghi với phạm vị biến đổi nồng độ muối rộng từ 10 – 35‰ (tỉ trọng 1.007 – 1.017), khoảng thích hợp là từ 15 – 30‰. Khi nồng độ muối giảm thấp dưới 10‰, nhất là trong mùa mưa lũ, sò sẽ vùi sâu xuống bùn. Nếu trong một thời gian ngắn nồng độ muối trở lại thích hợp thì sò chui lên và tiếp tục sống bình thường, nếu tình trạng nồng độ muối thấp kéo dài có thể làm sò chết. Phạm vi thích ứng nhiệt độ của sò cũng rất rộng từ 20-30 độ C.
Đặc điểm sinh sản của sò huyết
Quá trình phát triển phôi
Sau 1-2 năm tuổi sò có thể thành thục sinh dục và tham gia sinh sản lần đầu tiên. Khi thành thục sò đẻ trứng và tinh trùng vào nước, trứng thụ tinh sẽ phát triển qua các giai đoạn ấu trùng bánh xe và diện bàn.
Sinh sản nhân tạo
Nuôi vỗ: bắt sò ngoài tự nhiên đem về nuôi ở tuyến triều thấp, nơi có điều kiện thức ăn phong phú, nước lưu thông. Nên nuôi với mật độ thưa để sò nhanh thành thục. Sau khi sò đã thành thục sinh dục chúng được mang về phòng thí nghiệm để tiến hành sinh sản nhân tạo.
Kích thích sinh sản: ở ngoài tự nhiên cần có điều kiện sinh thái nhất định sò mới đẻ trứng và phóng tinh, những điều kiện đó là tối cần thiết. Nhưng trong sinh sản nhân tạo những điều kiện sinh thái đó cũng được sử dụng hoặc thay thế bằng những kích thích nhân tạo. Hiện nay sinh sản nhân tạo áp dụng phương pháp kích thích sinh sản bằng hóa kết hợp với kích thích sinh thái. Hiện nay có một số phương pháp kích thích sinh sản như sau:
- Kích thích bằng (NH4OH): tiêm 0,2 – 0,5 ml nước biển có chứa 2‰ Ammoniac vào xoang màng áo của sò sau đó cho vào nước biển đã lọc sạch, 20 phút sau sò sẽ đẻ.
- Kích thích bằng nước ammoniac kết hợp hạ thấp nhiệt độ: sau khi tiêm nước ammoniac cho sò vào nước có nhiệt độ 11 – 13 độ C trong 90 phút, sau đó vớt sò ra và cho vào nước biển ở nhiệt độ bình thường 28 độ C, sò sẽ đẻ sau 10 phút.
- Ngâm trong nước ammoniac kết hợp với hạ nhiệt độ: ngâm sò vào dung dịch ammoniac 1‰ sau 3 giờ vớt sò ra để khô khoảng 90 phút, sau đó thả sò vào nước biển có nhiệt độ 11 – 13 độ C trong 90 phút, cuối cùng cho vào nước biển có nhiệt độ bình thường, sò sẽ đẻ sau 20 phút.
- Hạ nhiệt độ kết hợp nước chảy: Đem sò bố mẹ vào tủ lạnh ở 10 độ C trong 2 giờ sau đó chuyển sò sang nước biển ở nhiệt độ bình thường. Kích thích nhiệt ở 7 – 12 độ C kết hợp với nước chảy cũng cho kết quả tốt.
- Trong các phương pháp trên, phương pháp kết hợp hạ nhiệt độ với nước chảy cho kết quả tốt nhất, sò không bị độc, tỉ lệ sinh sản cao và thao tác lại đơn giản thích hợp cho sản xuất đại trà.
- Thụ tinh nhân tạo: nếu kích thích đực và cái riêng biệt thì sau khi sò sinh sản chúng ta phải tiến hành thụ tinh nhân tạo. Trứng sò sau khi đẻ được lọc qua lưới phiêu sinh rồi cho vào thau, chậu, sau đó cho tinh dịch vào (tinh dịch có thể lấy bằng các kích thích sinh sản hay giải phẫu). Khuấy đều độ nữa giờ sau đó rửa vài lần, ấu trùng phù du sẽ xuất hiện sau vài giờ. * Nên duy trì nhiệt độ lúc thụ tinh là 28 độ C.
Ương nuôi ấu trùng: ương ấu trùng trong hệ thống nước chảy và cho ăn bằng tảo hay nấm men với mật độ 2.500 – 3.500 tb/ml. Khi ấu trùng đạt giai đoạn bám cần cung cấp vật bám cho sò. Vật bám tốt nhất là cát, sỏi hay vụn của vỏ động vật thân mềm. Cũng có thể ương ấu trùng trong ao đất có diện tích khoảng 1.000m2 có cống khống chế nước ra vào. Mức nước ương tứ 0,5 – 0,8m, sâu nhất là 1m. Trước khi ương nên tẩy dọn ao, bừa đáy, gây nuôi thức ăn. Mật độ ương khoảng 1.250 ấu trùng/lít.
Giá trị kinh tế: Có giá trị kinh tế cao.
Ăn sò huyết có tác dụng gì?
Nếu bạn đang thắc mắc ăn sò huyết có tác dụng gì thì đây chính là 7 tác dụng bất ngờ của loài hải sản này đối với sức khỏe con người.
Bản thân sò huyết chứa rất nhiều magie, kẽm, đạm, omega-3… có ích cho sức khỏe. Trong Đông Y, loại hải sản này được ví như một “thần dược” vị mặn, ngọt, tính ấm và có tác dụng chữa bệnh cực tốt:
Chữa chứng suy nhược cơ thể, lao phổi hiệu quả
Đầu tiên, chúng có khả năng chữa suy nhược cơ thể và bệnh lao phổi rất hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy 100gram thịt sò huyết nấu chín hoặc bỏ thêm 100gram lá hẹ ninh nhừ, ăn 2 lần/ ngày sẽ thấy cơ thể khỏe hơn rất nhiều.
Chữa kinh nguyệt ra nhiều ở phụ nữ
Với những chị em nào bị ra kinh nguyệt nhiều mỗi khi tới tháng, hãy nấu 100gram thịt sò huyết cùng 50gram thịt lợn và ăn trước ngày “đèn đỏ” để thấy hiệu quả bất ngờ nhé!
Chữa tăng huyết áp, béo phì
Hiện nay, tình trạng tăng huyết áp, béo phì gặp phải ở nhiều người thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Nếu bạn hay người thân cũng đang gặp phải vấn đề này, hãy bỏ 100gram thịt sò, 50gram thảo quyết minh vào nồi ninh nhừ, ăn 1 bữa/ ngày, huyết áp sẽ được kiểm soát tốt.
Chữa đau dạ dày, ợ chua cực hay
Chỉ cần tán nhuyễn vỏ của sò huyết, sau đó sắc lấy nước uống trước bữa ăn, mỗi lần sắc khoảng 12 – 20gram dùng thường xuyên, chứng đau dạ dày, ợ chua sẽ tự động biến mất.
Chữa đại tiện ra máu cực nhạy
Vẫn là lấy vỏ sò tán nhuyễn, hãm nước uống nhưng ngoài việc khắc phục tình trạng ợ chua, đau dạ dày, bạn có thể kiểm soát chứng đại tiện ra máu đang hành hạ mình cực tốt nhé!
Chữa cam răng
Mỗi lần lấy 3 – 5gram bột vỏ sò hãm nước uống 3 lần/ ngày, bạn sẽ không còn bị cam răng hành hạ nữa. Nếu không tin, hãy thử áp dụng để thấy điều kỳ diệu xảy ra.
Chữa tụ máu, bầm tím rất tốt
Bỏ 10 – 15gram bột vỏ sò tán nhuyễn với nước ấm hoặc rượu trắng và uống 2 lần/ ngày, tình trạng máu bầm tím của bạn sẽ được giải quyết dứt điểm chỉ sau vài ngày áp dụng.
“Thần dược” cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới
Hẳn là các đấng mày râu cũng đã từng nghe tới việc ăn sò huyết giúp cải thiện “chuyện yêu” rất hiệu quả chẳng kém gì các loại thuốc đắt tiền rồi đúng không? Nếu bạn đang gặp trục trặc trong chuyện yêu, hãy thử ăn các món chế biến từ loài sò đỏ như nấu cháo, xào mì, sốt me hoặc hấp… bạn sẽ thấy chuyện chăn gối của mình được cải thiện rõ rệt.a
Điều cần biết khi ăn sò huyết
Mặc dù có nhiều công dụng chữa bệnh, tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng ăn được sò huyết, và việc sử dụng sò huyết không đúng sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, khi ăn sò huyết cần tránh những điều sau đây:
- Do sống trong bùn, nước nên nguy cơ bị nhiễm các loại vi khuẩn và virus gây bệnh cao, bao gồm cả viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ, tả, e.coli, giun… Đây là nguyên nhân gây nhiễm trùng tiêu hoá, ngộ độc,… Vì vậy, người có hệ tiêu hóa kém, hoặc cơ địa dị ứng tốt nhất không nên ăn.
- Mức độ retinol có trong sò huyết quá cao, loại chất này còn liên quan đến dị tật bẩm sinh. Vì vậy với phụ nữ mang thai và sau khi sinh thường không khuyến khích ăn món này.
- Ngoài ra, sò huyết cũng là món không được khuyến khích đối với trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia, không nên cho trẻ ăn sò sớm quá vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ ăn sò nấu chưa kỹ rất dễ có nguy cơ bị ngộ độc.
Lưu ý: Một trong các biểu hiện thường gặp nhất khi bị dị ứng sò huyết là tình trạng tổn thương ở da như: Nổi mề đay hoặc đỏ bừng mặt, phù mạch và tình trạng nặng của bệnh chàm, hoặc hắt xì, sổ mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, tróc da tay chân, ngứa ngáy…
Ăn sò huyết đúng cách
Cách chế biến sò huyết đơn giản nhất là đặt sò huyết lên than hồng, nướng đến khi hai mảnh vỏ nứt bung ra, nước béo màu đỏ chảy ra thì lấy thịt ăn nóng với gia vị như muối, tiêu, ớt, chanh, rau răm.
Ngoài ra, sò huyết thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon bằng cách nướng, hấp gừng, xốt me, xào chua ngọt, nấu cháo.
Tại một số quốc gia vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia…, sò huyết thường được sơ chế bằng cách nhúng vào nước sôi, sau đó tách vỏ để lấy thịt. Dùng ăn với xốt chua ngọt, ngâm giấm, ướp trong nước tương hay ướp muối. Hoặc dùng thịt sò chiên, xào với các gia vị cay ấm hoặc nấu cà ri sò… đây cũng là món rất ngon miệng.
Sò huyết nấu món gì ngon
Sò huyết không chỉ nổi tiếng với hương vị thơm ngon, béo ngậy mà còn là nguyên liệu chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn. Dưới đây là những món ngon và hấp dẫn được chế biến từ sò huyết.
Sò huyết xào tỏi: Món ăn đơn giản, dễ làm mà vô cùng đậm đà với sự kết hợp hoàn hảo giữa vị ngọt thanh của sò huyết, vị cay nồng của ớt và thơm nồng của tỏi.
Sò huyết nướng mỡ hành: Món ăn mang hương vị thơm béo, quyện cùng vị cay nhẹ của ớt, kích thích vị giác. Sò huyết nướng mỡ hành là món ăn khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là trong những ngày se lạnh.
Canh chua sò huyết: Món canh chua thanh mát, giải nhiệt với vị chua dịu của cà chua, vị ngọt thanh của sò huyết và vị cay nhẹ của ớt. Canh chua sò huyết là món ăn phù hợp cho những ngày hè nóng bức.
Mẹo chế biến giúp sò huyết giữ được độ ngọt và thịt chắc:
- Chọn sò huyết tươi sống: Nên chọn những con sò huyết có vỏ dày, chắc chắn, màu nâu xám hoặc đen với các sọc xoắn ốc màu trắng rõ ràng. Miệng sò huyết khép chặt, khi gõ vào vỏ có tiếng giòn. Tránh chọn những con sò huyết có vỏ mỏng, nhẹ, hoặc miệng sò há hốc.
- Sơ chế kỹ lưỡng: Ngâm sò huyết vào nước muối pha loãng khoảng 30 phút để khử bùn đất và rong rêu bám trên vỏ. Dùng bàn chải đánh răng chà nhẹ nhàng để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn trên vỏ ốc. Dùng dao khều nhẹ để tách phần thịt ốc ra khỏi vỏ. Rửa sạch phần thịt ốc dưới vòi nước chảy.
- Nấu chín vừa tới: Nên nấu hoặc nướng sò huyết vừa chín tới để giữ được độ ngọt và thịt chắc. Nấu sò huyết quá lâu sẽ làm thịt ốc bị dai và mất đi hương vị thơm ngon.
Kết hợp với các nguyên liệu khác: Sò huyết có thể kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác để tạo ra những món ăn đa dạng và phong phú.
Lưu ý:
- Không nên ngâm sò huyết quá lâu trong nước vì sẽ làm sò huyết bị nhạt.
- Nên sử dụng muối tiêu chanh để chấm sò huyết thay vì nước mắm vì sẽ giữ được hương vị tươi ngon của sò huyết.
Xem thêm: Ốc móng tay – Những món ăn ngon được chế biến từ ốc móng tay
Kết
Trên đây là những thông tin liên quan đến sò huyết do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Sò huyết, với hương vị thơm ngon, béo ngậy và giá trị dinh dưỡng cao, là một loại hải sản được yêu thích bởi nhiều người. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn về sò huyết bạn nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những thông tin cơ bản liên quan đến sò huyết tại Mua Bán Thuỷ Sản bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.