Kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
Rắn mùng còn gọi là rắn nùng nục hay rắn bùn là loại rắn nước, không có lọc độc, rắn này cắn chỉ hơi đau và ngứa chút thôi. Rắn bùn còn có hai loại, rắn bùn đỏ và rắn bùn xanh. Rắn mùng ngày trước trong tự nhiên có rất nhiều nhưng ngày nay cũng đang dần khan hiếm, nên cũng được một số bà con gây nuôi.
Rắn mùng đỏ lưng nó màu bùn sẫm. Hai bên sườn là hàng vảy đốm đen, gần về phía bụng là hàng vảy đỏ từ cổ tới đuôi. Bụng có vẩy trắng sen kẽ màu xám đen. Tuy không nổi lắm, nhưng rắn mùng đỏ khá đẹp. Rắn mùng nhỏ dài khoảng 15 – 20 cm, rắn trưởng thành dài từ 60cm – 80 cm.
Rắn mùng đỏ được bà con nuôi rất tốt bởi tỷ lệ sống cao, yêu cầu nuôi cũng dễ, đầu tư không lớn và giá loài rắn này không quá cao và ổn định không bất thường như giá rắn hổ mang hay rắn ráo trâu.
Phối hợp với các trại chăn nuôi công ty đã ương nuôi và cung cấp rắn mùng đỏ giống và hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ cho nhiều bà con ở các tỉnh miền Bắc.
I>Nuôi thâm canh :
Với phương pháp này bà con sẽ tận dụng những ao nuôi cá, ba ba không hiệu quả để chuyển đổi sang nuôi rắn mùng đỏ.
Yêu cầu:
– Xây tường bao quanh xung quanh ao, tận dụng các tường đã kè để chống lở đất, tường cao phải cách mặt nước 5-70 cm. Tường trát nhẵn để rắn không thể bò ra. Nếu là các ao đang nuôi cá thông thường thì phải xây tường cách mép ao từ 1->2 mét, tường cao khoảng 60->80 cm. Mặt trong cũng trát nhăn để không tạo ma sát cho rắn có thể bò ra ngoài.
– Độ bùn đáy ao: Từ 10 ->20 cm là tốt nhất ,mực nước từ 80 đến 1 mét 50, mặt nước thả bè rau muống, bèo tây để làm chỗ trú ẩn cho rắn ngoi lên mặt nước hít không khí
– Diện tích thả chiếm 30->40% mặt ao.
II>Nuôi chuồng trại nhân tạo trên bờ(cạn)
Với phương pháp này bà con cũng tận dụng chuồng nuôi lợn, phải bố trí sao cho có ánh nắng chiếu vào trong mặt nước để quang hợp trong khỏang thời gian từ 0,5->1h.
– Yêu cầu: Diện tích quang hợp 2->30% diện tích quang hợp tỏng bể nuôi nhân tạo. Diện tích bể nuôi từ 6->30m. Tường cao từ 1m20->1m50, mực nước từ 5->70cm (có thể thả thêm bèo cái ,bèo rau muống). Diện tích hẹp có thể làm bè gỗ chìm cách đáy bùn trong bể là từ 3->40 cm để rắn cuộn vào không bị đè lên nhau trong diện tích dày. Xây bể trông cây đan xen, hạn chế ánh nắng xuống bể. Dùng lưới đen để giảm nhiệt độ ánh nắng vào mùa hè.
– Thức ăn: thức ăn chủ yếu của rắn mùng đỏ là cá con, cá to chặt dè, các thủy sản nhỏ nước ngọt, nước mặn. Trong ao nuôi, bể nuôi thả thêm cá con, tôm, tép, hoặc cá loài thủy sinh nhỏ để tạo môi trường cộng sinh tự nhiên cho rắn.
–Thị trường tiêu thụ rắn mùng đỏ lớn: Trung Quốc, Việt Nam,…Trong nước: Các nhà hàng, khách sạn đang có nhu cầu lớn với rắn mùng đỏ (các loại đặc sản từ rắn mùng đỏ được chế biến làm: chả rắn, nấu canh rắn, xào, hấp, nướng). Do hàm lượng dinh dưỡng cao và là thực phẩm sạch.Nuôi rắn mùng đỏ góp phần bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái, lợi ích kinh tế cao, góp phần bảo tồn một nguồn gen quý.
– Đặc điểm rắn mùng đỏ: Mức đề kháng cao chịu được nhiệt độ từ 10 -> 45 độ C, sinh trưởng tốt tại nhiệt độ: 18->28 độ C. Với điều kiện môi trường tốt, thả 1 cân khoảng 15 – 20 con thì một năm mỗi một con được 250g – 300g, tỷ lệ sống 80% trở lên.