1.Nuôi cá sấu lấy da
Đó là yêu cầu khi phát triển nghề nuôi cá sấu TP, vì giá trị da cá sấu chiếm đến 80%, thịt chỉ có 20%. Hiện nay, TPHCM nuôi khoảng 48.000 con cá sấu, tập trung nhiều ở 4 doanh nghiệp lớn được Cites VN (Hiệp hội về buôn bán các sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng) công nhận đủ điều kiện xuất khẩu là Công ty TNHH Cá sấu Hoa Cà (quận 12), Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn (Forimex – Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn), Công ty TNHH Tồn Phát (Củ Chi), Công ty Du lịch Suối Tiên (quận 9).
Theo ông Dương Đức Hòa, Giám đốc Forimex, nghề nuôi cá sấu tại TPHCM vẫn còn mang tính tự phát, kỹ thuật nuôi dựa theo kinh nghiệm là chính. Nhiều chuyên gia nước ngoài đến tìm hiểu khả năng để đặt hàng nhưng đều lắc đầu vì số lượng nuôi của từng doanh nghiệp không đủ đáp ứng yêu cầu; chất lượng da chưa đạt (bị trầy sướt da bụng).
Nuôi cá sấu hiện nay chủ yếu chỉ để bán nguyên con và xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch nên chất lượng chưa được chú ý. Mặt khác, Trung Quốc là thị trường luôn thất thường. 6 tháng đầu năm 2005, các doanh nghiệp TPHCM xuất sang thị trường này chỉ bằng 20%-30% so cùng kỳ năm 2004.
Giá bán cũng giảm mạnh, chỉ khoảng 130.000 đồng/kg so với trước đó là 250.000 đồng/kg. Do vậy, TPHCM chỉ có thể phát triển nghề nuôi cá sấu khi giải quyết việc chế biến da, nhằm nâng giá trị và lợi nhuận lên cao. Theo ông Trần Văn Nga, Giám đốc Công ty TNHH Tồn Phát, nếu thuộc và chế biến da cá sấu đúng tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật, giá trị tăng thêm 30 đến 40 lần.
2.Cần có bước đi căn cơ
Thời gian gần đây, cá sấu giống từ Thái Lan, Campuchia nhập trái phép qua biên giới gia tăng làm cho giá cá sấu con từ 750.000 đồng/con giảm xuống còn 300.000 đồng/con. Ông Trần Văn Nga cho rằng giá cá sấu thương phẩm còn có thể giảm xuống mức 100.000 đồng/kg, ngang với mức giá ở Thái Lan. tuy vậy nhưng theo ông, giá cá sấu hiện nay tuy có giảm nhưng người nuôi vẫn có lời.
Các doanh nghiệp cũng tin tưởng dù gặp khó khăn về giá và tiêu thụ nhưng viễn cảnh của cá sấu TP là khả quan, nếu có kế hoạch và bước đi căn cơ. Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Nguyễn Thiện Nhân, để giảm rủi ro cho người nuôi, việc phát triển nghề nuôi cá sấu của TPHCM nên dựa trên mô hình: doanh nghiệp làm hạt nhân, làng nghề gắn với hộ dân làm vệ tinh, lấy chất lượng làm đầu.
Cần có chương trình tiếp thị các sản phẩm da và thịt chế biến. Các doanh nghiệp cần nhanh chóng hình thành hiệp hội, để giúp nhau về kỹ thuật, kinh nghiệm, thông tin và liên kết để cùng phát triển, với phương châm: ngành nuôi cá sấu mạnh chứ không phải chỉ có 1 hoặc 2 doanh nghiệp mạnh.
Yêu cầu là phải có giống chất lượng, kỹ thuật, chuồng trại đảm bảo và mỗi DN hạt nhân phải có kế hoạch nuôi, tiêu thụ cụ thể. Từ đó, TP sẽ có chính sách giúp đỡ về tài chánh, vốn vay cho người dân khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh khâu tiếp thị.
Phát triển nuôi cá sấu song song với việc nghiên cứu chế biến thịt cá sấu và có chương trình tiếp thị, phổ biến rộng rãi cho người tiêu dùng và liên kết với các khách sạn, đưa món cá sấu vào làm món ăn thường xuyên.
KL:Mặc dù người nông dân nuôi cá sấu vẫn còn gặp nhiều khó khăn do thị trường Trung Quốc bất thường ,người nuôi vẫn còn mang tính tự phát ,kỹ thuật nuôi chưa có chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm cá nhân nên giá xuất khẩu (thịt ,da cá sấu ) vẫn còn thấp.Bên cạnh đó lại có các giống nhập trái phép qua biên giới nên người nuôi cá sấu cũng có nhưng khó khăn riêng nhưng theo tôi chỉ cần có sự hỗ trợ của nhà nước ,địa phương về giống ,kỹ thuật ,đầu ra thì bà con ta có thể thu được hạn chế rủi ro do thị trường và có thể tăng thêm thu nhập ổn định cuộc sống nhờ con cá sấu.Đặc biệt bà con nông dân cần phải kế hợp với các doanh nghiệp,mỏ rộng các chương trình tiếp thị giới thiệu sản phẩm để có thể tạo ra đầu ra ngay trong nước (đưa cá sấu vào thành món ăn dân giã của các nhà hàng ,khách sạn ) .Hi vọng với nhưng ý kiến trên có thể góp một phần nào giúp bà con định hướng được con đường cần đi với con cá sấu .